Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông: Sẽ định danh người sử dụng mạng xã hội

Xử lý triệt để nạn tin giả, nạn vô danh vô trách nhiệm trên mạng xã hội đã được Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nêu trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV, ngày 6/11/2020, trong đó có giải pháp định danh người sử dụng mạng xã hội.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, các mạng xã hội trong nước phát huy thế mạnh về nền tảng dịch vụ chuyên ngành để phát triển thị trường ngách và xây dựng mạng xã hội chuyên biệt, đa dịch vụ và kết hợp với thanh toán qua di động để tạo ra một hệ sinh thái số Việt Nam, đáp ứng yêu cầu người sử dụng.

“Các mạng xã hội đánh vào thị trường ngách thì có 5-10 triệu tài khoản đã là cao”, Bộ trưởng Hùng nhìn nhận. Cũng theo Bộ trưởng Hùng, thời gian qua, có nhiều mạng xã hội mới ra đời. Cơ quan chức năng đã cấp phép đến trên 800 mạng xã hội Việt Nam.

Các mạng xã hội Việt Nam đều được xây dựng từ nguồn vốn của doanh nghiệp tư nhân, theo cơ chế thị trường và không sử dụng ngân sách Nhà nước. Bộ Thông tin và Truyền thông có vai trò hỗ trợ về truyền thông, tháo gỡ cơ chế chính sách.

5621-202011061217123491-by-tryyng-by-thong-tin-va-truyyn-thong-nguyyn-mynh-hung-1-2
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội

“Việt Nam là một trong số không nhiều nước trên thế giới có các mạng xã hội nội địa tương đương với mạng xã hội nước ngoài”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định.

Liên quan đến việc xử lý nạn tin giả trên mạng xã hội, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, tin giả xảy ra trên nền tảng nội dung xuyên biên giới. Theo Bộ trưởng, các nền tảng nội dung xuyên biên giới này có trách nhiệm phải tôn trọng pháp luật của Việt Nam.

Thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực để xử lý vấn nạn này. Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cung cấp thông tin riêng, từ đầu năm đến nay đã xử lý hàng trăm vi phạm liên quan đến tin giả. Chính phủ đã xây dựng và ban hành Nghị định 15/2020/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.

Cùng với đó đã xây dựng trung tâm giám sát liên quan đến việc đăng thông tin trên mạng có khả năng phân tích, xử lý để phát hiện tin giả, tin xấu độc với năng lực 300 tin mỗi ngày.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, tới đây Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ xây dựng và ban hành quy chế ứng xử trên mạng xã hội. Cùng đó sẽ yêu cầu định danh trên mạng xã hội để không còn tình trạng “vô danh là vô trách nhiệm”.

Lộc - Dũng

Tin mới hơn

Đề xuất thêm chính sách tài chính hỗ trợ hàng không vực dậy sau Covid-19 Đề xuất thêm chính sách tài chính hỗ trợ hàng không vực dậy sau Covid-19 Giải tỏa nỗi “sợ” năng lượng mang tên “bò một nắng” Giải tỏa nỗi “sợ” năng lượng mang tên “bò một nắng” Tiết kiệm 14.900 tỷ đồng từ cải cách thủ tục hành chính, xây dựng Chính phủ điện tử Tiết kiệm 14.900 tỷ đồng từ cải cách thủ tục hành chính, xây dựng Chính phủ điện tử Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông: Khó nhất trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến là kết nối Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông: Khó nhất trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến là kết nối

Tin cũ hơn

Đại biểu quốc hội lo ngại chỉ tiêu tăng trưởng GDP năm 2021 cao Đề xuất hướng giải quyết mức lương cho người nghỉ hưu trước năm 1993 Bộ trưởng Trần Hồng Hà nêu trách nhiệm trước thực trạng môi trường Hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường Cơ cấu chuyển dịch xuất nhập khẩu có bước chuyển ấn tượng Phiên chất vấn và trả lời chất vấn: Đánh giá kết quả cả nhiệm kỳ
[Xem thêm]