Cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay gây thiệt hại như thế nào cho EU?

Cuộc khủng hoảng năng lượng kéo dài đã khiến các chính phủ EU tăng lượng biện pháp đối phó theo cấp số nhân để bảo vệ người dân và doanh nghiệp. Theo Tổ chức nghiên cứu Bruegel (Đức), con số viện trợ đã đạt mức 500 tỷ euro. Tuy mỗi nước có điều kiện và bối cảnh khác nhau, EU vẫn chung tay phản ứng.

Cuộc khủng hoảng năng lượng đắt đỏ

Giá khí đốt và năng lượng tiếp tục tăng cao. Vì vậy, các chính phủ đang thực hiện nhiều biện pháp hạn chế giá điện bán lẻ qua hình thức giảm thuế năng lượng hoặc chiết khấu hóa đơn cho người tiêu dùng.

Theo đó, 27 quốc gia thành viên EU đã chi viện tổng cộng 314 tỷ euro. Ở Anh, số tiền này lên tới 178 tỷ euro. Nhìn chung, những khoản tiền này được sử dụng cho hoạt động quốc hữu hóa các nhà máy, tạo gói cứu trợ hoặc thậm chí là tạo các khoản vay cho các công ty trong lĩnh vực năng lượng. Như vậy, các thành viên EU đã chi viện 450 tỷ euro.

Tuy nhiên, những biện pháp này chỉ mang tính tạm thời và cần có sự can thiệp cụ thể hơn từ phía các chính phủ. Theo ông Simone Tagliapietra – Nhà nghiên cứu tại Bruegel, các chính phủ cần lên những chính sách với cấu trúc hoạch định. Ông cảnh báo thêm: “Rõ ràng, đây không phải là một tình hình bền vững trên quan điểm tài chính công. Các chính phủ có điều kiện tài chính cao, chắc chắn sẽ xoay sở tốt hơn trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng, so với những nước láng giềng có nguồn năng lượng hạn chế trong những tháng mùa đông”.

Chi tiêu không đồng đều

Trên thực tế, mỗi nước EU chi tiêu số tiền khác nhau để đối phó với khủng hoảng năng lượng. Như vậy, nước Đức - nền kinh tế lớn nhất trong EU, là quốc gia chi tiêu nhiều nhất. Hiện nay, khả năng sản xuất công nghiệp của Đức đang suy giảm, do vậy, quốc gia này đang gia tăng nỗ lực để cứu các doanh nghiệp của mình. Berlin cũng đã phân bổ 100 tỷ euro.

Trong khi đó, nước Ý chi 59 tỷ euro, còn Estonia chỉ chi 200 triệu euro. Ngoài ra, để đối phó với cuộc khủng hoảng năng lượng tại chính quốc gia của mình, Croatia, Hy Lạp, Ý và Latvia đã chấp nhận giảm hơn 3% GDP của họ.

Đối mặt với tình trạng này, EU đang đề xuất các biện pháp áp dụng ở quy mô Liên minh châu Âu. Vấn đề đặt ra ở đây, là làm sao để đạt được sự phối hợp chặt chẽ giữa tất cả thành viên của EU.