Trong tài liệu hợp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2022 của CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM (CII), dự kiến tổng doanh thu đạt 8.011 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông mẹ 756,8 tỷ đồng. Đây là kế hoạch đầy tham vọng, nếu đạt được thì lợi nhuận sẽ tăng lên rất nhiều so với khoản lỗ 332 tỷ đồng của năm 2021.
CII ghi nhận doanh thu trong năm 2021 đạt 2.867 tỷ đồng, giảm 46% so với năm 2020. Về lợi nhuận, công ty lỗ ròng 242 tỷ đồng, lợi nhuận trong công ty mẹ sau thuế âm 332 tỷ đồng. Chính vì thế, CII không đủ khả năng chi trả cổ tức năm 2021. Tuy nhiên, trong kế hoạch đầy tham vọng năm 2022, doanh thu của CII dự kiến tăng gấp 4 lần và sẽ chia cổ tức 12%.
Thông qua đại hội, CII sẽ trình cổ đông phương án chia cổ tức, bao gồm 2% cổ tức năm 2019 và 12% cổ tức năm 2020. Bên cạnh đó, CII sẽ phát hành thêm 33,9 triệu cổ phiếu, qua đó, tăng vốn điều lệ từ 2.833 tỷ đồng lên 3.173 tỷ đồng. Trong trương hợp đạt được kế hoạch đề ra trong năm 2022, CII sẽ phát hành ESOP với mục đích gắn kết Ban lãnh đạo với công ty và bổ sung vốn lưu động. Cụ thể, CII sẽ phát hành 5 triệu cổ phiếu mệnh giá 10.000 đồng.
Dự án The River Thủ Thiêm do CII làm chủ đầu
Năm 2021, doanh thu của CII chủ yếu từ hai mảng chính là thu phí giao thông và bất động sản. Tuy nhiên, hai mảng này bị ảnh hưởng nặng nề do tất cả các trạm BOT phải dừng thu phí, trong khi hoạt động kinh doanh bất động sản bị tê liệt hoàn toàn từ đền bù, xây dựng đến kinh doanh.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu CII ghi nhận đạt đỉnh vào ngày 7/1 khi đạt 57.900 đồng/cp. Chốt phiên giao dịch ngày 5/4, cổ phiếu CII đạt mức 31.550 đồng/cp. Với mức giá này, đồ thị biểu đồ cổ phiếu hai tháng qua đang đi ngang.
CII được biết đến khi sở hữu quỹ đất “khủng” hơn 96.000 m2, được UBND TP.HCM giao để thực hiện dự án Khu đô thị mới, trong đó 90.078,3 m2 đất Khu đô thị mới Thủ Thiêm sử dụng ổn định lâu dài để CII xây dựng nhà ở, còn lại 6.053m2 đất sử dụng 50 năm với mục đích xây văn phòng cho thuê.
Ngày 20/4/2016, Công ty CII chính thức ký kết hợp đồng BT dự án Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu dân cư phía Bắc và hoàn thiện đường trục Bắc Nam trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2) với UBND TP.HCM.
Biểu đồ kỹ thuật cổ phiếu CII
Tháng 12/2017, CII chọn HongKong Land hợp tác phát triển dự án trên với tên gọi Thủ Thiêm River Park, quy mô lên tới 1.140 căn hộ, gồm: căn hộ cao cấp, biệt thự, căn hộ sân vườn… Báo cáo tài chính năm 2018 của Công ty CII cho thấy, 9 lô đất nói trên có giá trị hơn 2.855 tỷ đồng, tức chưa tới 29 triệu đồng/m2.
Tuy nhiên, sau đó không lâu, Hongkong Land thoái lui, CII đã tìm đến City Garden - đơn vị thành viên của Công ty CP Phát triển và Tài trợ Địa ốc R.C (Refico) đầu tư xây dựng, thực hiện dự án và cái tên mới “The River Thủ Thiêm” ra mắt.
Ngay sau đó, trên các kênh truyền thông, cài tên The River Thủ Thiêm được giới thiệu là dự án có đầy đủ pháp lý có thể cấp sổ hồng từng căn hộ và dự kiến bàn giao vào quý 2/2022. Giá bán được hình thành trong tương lại có thể ở mức trung bình lên tới 6.000 USD cho mỗi m2 nhà.
Tuy vậy, trong thực tế, dự án The River Thủ Thiêm thuộc đất mà UBND TP.HCM giao cho CII làm chủ đầu tư để đổi lấy hạ tầng. Do đó, sự hợp tác giữa CII và City Garden sẽ gặp nhiều rủi ro về mặt pháp lý.
Chính vì thế, Kiểm toán Nhà nước và Thanh tra Chính phủ đã vào cuộc xác minh nhiều đến vấn để xây dựng, quy hoạch tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Kết quả xác minh cho thấy, CII đã thực hiện dự án BT không đúng trong nguyên tắc đấu thầu, tiến độ triển khai dự án hạ tầng BT. Bên cạnh đó, định giá của Khu đô thị mới Thủ Thiêm trên thị trường so với giá khi được giao cho CII chênh lệch vô cùng lớn, có thể lên đến cả tỷ USD.