Thông tin dự án bất động sản Khu đô thị Cồn Tiến do CTCP Đạt Phương làm chủ đầu tư được xây dựng tại Khu dự trữ sinh quyển thế giới xã Cẩm Thanh, TP Hội An, Quảng Nam |
Công ty bị tổng số tiền phạt phải nộp là 8,1 triệu đồng liên quan tới hành vi nêu trên.
Trong quý I/2021, DPG ghi nhận doanh thu đạt 458,8 tỷ đồngl lợi nhuận sau thuế đạt 127 tỷ đồng, lần lượt giảm 3,1% và tăng 188% so với cùng kỳ năm trước. Biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 27,9% lên 53,1% trong đó lợi nhuận gộp tăng 84,4% lên 243,4 tỷ đồng; chi phí tài chính giảm 16% về 42,6 tỷ đồng; chi phí bán hàng tăng 276,1% lên 42,5 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.
Được biết, năm 2021, doanh nghiệp dự kiến doanh thu thuần 2.756 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế là 368,2 tỷ đồng, lần lượt tăng 30,1% và 56,1% so với cùng kỳ năm trước.
Như vậy, kết thúc quý đầu năm, DPG đã hoàn thành 34,5% kế hoạch lợi nhuận năm.
Tính tới 31/3/2021, tổng tài sản của doanh nghiệp giảm 3,2% về 4.666,1 tỷ đồng trong đó tài sản chủ yếu là tài sản cố định đạt 2.208,3 tỷ đồng - chiếm 47,3% tổng tài sản; tồn kho đạt 625,7 tỷ đồng - chiếm 13,4% tổng tài sản; tài sản dở dang dài hạn đạt 610,6 tỷ đồng - chiếm 13,1% tổng tài sản; các khoản phải thu ngắn hạn đạt 496,6 tỷ đồng - chiếm 10,6% tổng tài sản.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 6/7, cổ phiếu DPG giảm 1.400 đồng về 43.000 đồng/cổ phiếu. Mã hiện đang đứng tham chiếu trong nửa đầu phiên sáng ngày 7/7/2021.
Cổ phiếu DPG bắt đầu bị chốt lời sau khi tăng mạnh từ đầu năm 2021 |
Đôi nét về Đạt Phương
Theo thông tin đăng tải trên website https://datphuong.com.vn/ của CTCP Đạt Phương thì doanh nghiệp này được thành lập ngày 12/3/2002, có trụ sở tại Tầng 15 - Toà nhà Handico, Khu đô thị Mễ Trì Hạ (đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội).
Tiền thân của CTCP Đạt Phương là CTCP Xây dựng và Vận tải Đạt Phương với các lĩnh vực hoạt động chủ yếu là thi công các công trình giao thông, đầu tư xây dựng các công trình thuỷ điện với nhiều công trình, dự án trải dài trên khắp Việt Nam.
Sau 12 năm hoạt động, hiện CTCP Đạt Phương có ngành nghề hoạt động gồm: Xây dựng các công trình dân dụng, giao thông thủy lợi; vận tải hàng hóa; đại lý buôn bán vật liệu xây dựng; đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, cụm dân cư, khu đô thị; sản xuất cấu kiện thép, bê tông cốt thép, bê tông nhựa; thuê và cho thuê các máy móc, thiết bị ngành xây dựng.
Thông tin tại sở giao dịch chứng khoán HOSE, Đạt Phương chính thức lên sàn chứng khoán tại sở giao dịch HOSE mang mã chứng khoán DPG vào ngày 9/5/2018 với số lượng cổ phiếu niêm yết lần đầu là gần 30 triệu cổ phiếu, vốn điều lệ (tính đến tháng 7/2019) gần 500 tỷ đồng.
Tuy nhiên sau đó 6 ngày (ngày 15/5/2018), công ty này hủy niêm yết cổ phiếu và quay trở lại sàn HOSE ngay sau đó.
Ngày 22/5/2018, Đạt Phương tiến hành giao dịch lần đầu và tiến hành niêm yết cổ phiếu bổ sung gần 15 triệu cổ phiếu sau đó hơn 1 năm (ngày 4/6/2019).
Sau nhiều năm hoạt động trên lĩnh vực cầu đường, với lợi nhuận tích lũy được DPG đã mở rộng thêm mảng thủy điện và bất động sản - hiện là hai mảng đem lại nhiều lợi nhuận nhất
100% dự án bất động sản đều ở Quảng Nam!
Cũng theo thông tin trên website của CTCP Đạt Phương, tính đến ngày 18/3/2021, doanh nghiệp này có 3 mảng hoạt động chính gồm Xây lắp, thuỷ điện và bất động sản.
Đối với lĩnh vực xây lắp, doanh nghiệp này có rất nhiều dự án xây lắp trên cả nước, riêng ở Quảng Nam, Đạt Phương có nhiều công trình xây lắp với giá trị xây lắp lên đến hàng trăm tỷ, vượt xa vốn điều lệ của công ty này.
Các dự án ở Quảng Nam có thể kể đến như: dự án đầu tư cầu Đế Võng (Hội An, tại Quảng Nam) dưới hình thức BT; gói thầu xây lắp 01 thuộc dự án đường trục chính từ Khu công nghiệp Tam Thăng đi cảng Kỳ Hà và Sân bay Chu Lai (giá trúng thầu 509,9 tỷ đồng); gói thầu Thi công xây lắp đoạn 2 thuộc Dự án Đường trục chính từ Khu công nghiệp Tam Thăng đi cảng Kỳ Hà và Sân bay Chu Lai (giá trúng thầu là 621,4 tỷ đồng); gói thầu thi công xây dựng cầu và đường dẫn vào đường ĐH14.ĐB, thoát nước, cây xanh, thị xã Điện Bàn với giá 120,5 tỷ đồng và nhiều gói thầu dự án có giá trị lớn khác.
Trong lĩnh vực đầu tư thuỷ điện, Đạt Phương hiện đang vận hành 3 nhà máy gồm: Thuỷ điện Sông Bung 6 (Quảng Nam) với tổng công suất lắp máy 29MW (Quảng Nam); Dự án thuỷ điện Sơn Trà 1A và 1B – Tổng công suất lắp máy 60MW (Quảng Ngãi). Dự án Thuỷ điện Sơn Trà 1C hiện đang triển khai thi công và dự kiến sẽ đưa vào vận hành trong tháng 6/2021 với công suất 9MW.
Đặc biệt, ở lĩnh vực bất động sản, CTCP Đạt Phương có 4 dự án thì 100% dự án đều trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Cụ thể, dự án bất động sản Khu đô thị Đồng Nà (tại phường Cẩm Hà, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam) có diện tích 6,4ha. Dự án này được định hướng xây dựng quần thể biệt thự đa dạng loại hình, kết hợp với hệ thống tiện ích gồm khách sạn, villas, clubhouse, nhà hàng, công viên,…
Tiếp đến là dự án Khu đô thị Cồn Tiến được xây dựng ngay Khu dự trữ sinh quyển thế giới (thuộc xã Cẩm Thanh, TP. Hội An). Dự án có tổng mức đầu tư 620 tỷ đồng trên diện tích 30 ha và đã được chính quyền địa phương phê duyệt quy hoạch tỷ lệ 1/500, phê duyệt phương án giải phóng mặt bằng đợt 1.
Tại Kỳ họp thứ 22 HĐND tỉnh Quảng Nam khóa IX diễn ra đầu năm, HĐND tỉnh Quảng Nam đã thông quan việc chuyển đổi hơn 1ha rừng dừa nước phòng hộ tại Khu dự trữ sinh quyền thế giới (thuộc xã Cẩm Thanh, TP. Hội An) để CTCP Đạt Phương tiếp tục xây dựng Khu đô thị Cồn Tiến khiến dư luận đặt biệt quan tâm.
Dự án bất động sản thứ 3 của Đạt Phương tại Quảng Nam là dự án bất động sản Khu đô thị Bình Dương có tổng mức đầu tư 4.647,2 tỷ đồng trên diện tích 183 ha thuộc địa phận huyện Thăng Bình, Quảng Nam.
Một dự án bất động sản đình đám nữa do CTCP Đạt Phương làm chủ đầu tại Quảng Nam là quần thể Biệt thự nổi Sinh thái Casamia tại Hội An tại thôn Võng Nhi, xa Cẩm Thanh, TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam. Dự án này được xây dựng trên tổng diện tích 15,6 ha với tổng mức đầu tư lên đến 1.398 tỷ đồng.
Trên các phương tiện truyền thông, chủ đầu tư quảng cáo và rao bán sản phẩm tại Dự án Biệt thự nổi Sinh thái Casamia tại Hội An với những căn biệt thự tiêu chuẩn 5 sao, có bến du thuyền riêng vào đến tận nhà cùng với nhiều dịch vụ tiện ích quốc tế.
Sau quý I/2021, nợ vay của DPG vẫn đang gấp đối vốn chủ sở hữu với khoản phải trả ngắn hạn là hơn 1.500 tỷ đồng. Dư luận đặt thắc mắc, với nhiều dự án khủng đang được triển khai, DPG lấy tiền đâu để trang trải số nợ này? |