Mức giảm sản lượng được thông báo chiếm khoảng 5% sản lượng dầu thô gần nhất của Nga, mà Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ước tính đã giảm xuống còn 9.7 triệu thùng/ngày trong tháng 12/2022.
Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Sáu, hợp đồng dầu Brent tiến 2.24% lên 86.39 USD/thùng và tăng hơn 8% trong tuần qua. Hợp đồng dầu WTI cộng 2.13% lên 79.72 USD/thùng, qua đó nâng tổng mức leo dốc trong tuần lên 8.63%, đánh dấu tuần tăng mạnh nhất kể từ tháng 10/2022.
Ông Novak cho biết việc cắt giảm sản lượng sẽ “giúp khôi phục các mối quan hệ thị trường”, theo bản dịch của Google về những nhận định được hãng thông tấn nhà nước Tass đưa tin.
Ông Novak lưu ý rằng việc cắt giảm không áp dụng cho khí ngưng tụ và sẽ được tính toán từ mức sản lượng thực tế, không phải từ hạn ngạch của Nga theo thoả thuận sản lượng của OPEC+. Quyết định này không được đưa ra với sự tham vấn của nhóm OPEC+ do Moscow đồng chủ trì.
Các nhà sản xuất OPEC+ thường phải đạt được sự đồng thuận về chính sách sản lượng, với việc các thành viên bị ràng buộc với mục tiêu chung. Tuy nhiên, nhóm này trước đây đã cho phép những động thái riêng lẻ vẫn tôn vinh tinh thần các thoả thuận sản lượng hiện có – trong trường hợp này, việc cắt giảm sản lượng của Nga sẽ dựa trên quyết định trước đó của OPEC+ về việc cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng/ngày, vốn đã được thống nhất vào tháng 10/2022.
Các nhà sản xuất khác của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) phải đối mặt với các lệnh cấm vận, như Venezuela và Iran, đã yêu cầu và được miễn tuân theo hạn ngạch sản lượng của nhóm. Một số đại biểu của OPEC+ trước đây đã nói với CNBC ràng, cho đến nay Nga không có ý định yêu cầu điều chỉnh tương tự.
Liên minh châu Âu (EU) đã áp đặt các lệnh cấm nhập khẩu dầu thô qua đường biển của Nga vào ngày 05/12/2022 và các sản phẩm dầu trong tuần này. Theo chương trình được nhóm G7 thông qua, các nhà cung cấp phương Tây có thể tiếp tục cung cấp các dịch vụ vân chuyển và tài chính quan trọng để vận chuyển khối lượng hàng hoá của Nga đế các điểm đến ngoài G7, miễn là những nhiên liệu này được mua với mức giá trần cụ thể.
“Như đã tuyên bố trước đây, chúng tôi sẽ không bán dầu cho những nước trực tiếp hoặc gián tiếp tuân thủ nguyên tắc áp giá trần”, ông Novak nhắc lại vào ngày thứ Sáu, đồng thời cho biết thêm chương trình áp giá trần có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt dầu và các sản phẩm từ dầu.
Chiến lược gia Giovanni Staunovo của UBS nhận định: “Sản lượng của Nga giảm cùng với việc Trung Quốc tái mở cửa sẽ khiến thị trường dầu khan hiếm hơn trong những quý tới”.