Doanh nghiệp nháo nhào mua lại trái phiếu trước hạn

Trước thời điểm Bộ Tài chính ra nghị định mới, hàng loạt doanh nghiệp và ngân hàng chi hàng tỷ đồng để mua lại trái phiếu trước hạn.

Bộ Tài chính vừa công bố Nghị định 65/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 153/2020/NĐ-CP liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp, có hiệu lực từ ngày 16/9. Theo đó, doanh nghiệp phải mua lại trái phiếu doanh nghiệp trước hạn bắt buộc khi vi phạm phương án phát hành (trong đó có phương án sử dụng vốn) hoặc vi phạm pháp luật.

Trước khi Nghị định được ban hành và có hiệu lực, nhiều doanh nghiệp, ngân hàng đã nhanh tay mua trái phiếu doanh nghiệp trước hạn.

Tin tức liên quan

becamex-idc-1662777367.jpg

Becamex IDC (BCM) đã mua lại 400 tỷ đồng trái phiếu trước hạn

Cụ thể, ngày 31/8/2022 Tổng công ty Đầu tư và phát triển Công nghiệp (Becamex, Mã CK: BCM) công bố đã hoàn tất việc mua lại 200 tỷ đồng trái phiếu trước hạn thuộc lô trái phiếu riêng lẻ mã BCMH2025002 với mệnh giá 1.000.000 đồng/ trái phiếu. Lô trái phiếu này có kỳ hạn 5 năm được phát hành vào ngày 31/08/2020, đáo hạn vào ngày 31/08/2025 với tổng giá trị của lô trái phiếu là 2.000 tỷ đồng.

Trước đó, BCM cũng đã mua lại 200 tỷ đồng của lô trái phiếu này, giảm giá trị đang lưu hành xuống còn 1.800 tỷ đồng. Như vậy, cộng với đợt mua lại 200 tỷ đồng lần này, lô trái phiếu trên của Becamex IDC sẽ giảm giá trị còn lại là 1.600 tỷ đồng (theo mệnh giá).

ket-qua-mua-lai-trai-phieu-truoc-han-cua-becamex-1663918271.png

Kết quả mua lại trái phiếu trước hạn của Becamex (nguồn: HNX)

Đáng chú ý, từ tháng 7/2022 đến nay, CTCP Địa ốc Sacom liên tục mua lại trước hạn lô trái phiếu mã SLDCH2123001 phát hành vào 28/6/2021 kỳ hạn 24 tháng, lô trái phiếu này có tổng giá trị 237,5 tỷ đồng. Phía doanh nghiệp đã mua lại tổng cộng 65 tỷ đồng trái phiếu qua 9 lần thông báo, tổng giá trị trái phiếu còn lại sau khi mua lại là 172 tỷ đồng.

Lô trái phiếu có lãi suất 10,5%/năm nhằm mục đích phát hành bổ sung vốn cho hoạt động phát triển dự án và đầu tư dự án. Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và có tài sản đảm bảo bằng Quyền tài sản và giá trị hình thành từ việc đầu tư xây dựng dự án chung cư cao tầng kết hợp thương mại – dịch vụ - văn phòng (Samland Riverside) tại 147 Ung Văn Khiêm, phường 25, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.

thong-tin-mua-lai-trai-phieu-truoc-han-cua-sacom-1663918306.png

Thông tin mua lại trái phiếu trước hạn của Sacom. (Nguồn: HNX)

 

 

Tin tức liên quan
du-an-do-cong-ty-cp-dau-tu-idj-lam-chu-dau-tu-1663916481.jpg
Công ty CP Đầu tư IDJ Việt Nam: Huy động hơn 1.700 tỷ đồng, dồn lực cho 3 dự án

Ngoài ra, Công ty cổ phần Đầu tư IDJ Việt Nam (IDJ) từ đầu năm đến nay đã mua lại hàng tỷ đồng trái phiếu trước hạn. Đáng nói, trước \'lệnh\' của Bộ tài chính, ngày 14/9 vưà qua, IDJ đã mua lại hàng loạt trái phiếu trước hạn thuộc các lô trái phiếu như IBond_2020.12.10; IBond_2020.14.10; IBond32.H.20.23.024; IBond37.H.20.23.029; IBond_2020.11.10; IBond36.H.20.23.028;...

Ngày 16/9, CTCP Năng lượng Tái tạo Việt Nam - thành viên thuộc Wealth Power Group Vietnam của nữ “đại gia” Trần Thị Hương Hà (SN 1975) - chủ đầu tư dự án Nhà máy điện mặt trời Mỹ Hiệp (Bình Định) cũng thông báo đã mua lại trước hạn 9 tỷ đồng trái phiếu có mã VNVH2030001. Được biết, lô trái phiếu này phát hành thành công vào ngày 3/12/2020 có giá trị 600 tỷ đồng, kỳ hạn 10 năm, được thu xếp phát hành bởi CTCP Chứng khoán MB (MBS) và Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBBank). Các thông tin chi tiết về lãi suất, tài sản bảo đảm cũng như danh sách trái chủ không được công bố.

ket-qua-mua-lai-trai-phieu-truoc-han-cua-ctcp-nang-luong-tai-tao-viet-nam-1663918366.png

Kết quả mua lại trái phiếu trước hạn của CTCP Năng lượng Tái tạo Việt Nam (nguồn: HNX)

Ngoài ra, các công ty chứng khoán cũng nháo nhào mua lại trái phiếu trước hạn.

Chẳng hạn, trong tháng 7,8/2022, Chứng khoán Rồng Việt đã dồn dập mua lại hàng tỷ đồng trái phiếu trước hạn thuộc các lô như VDSH2223001; VDSH2122010; VDSH2122011;...

ket-qua-mua-lai-trai-phieu-truoc-han-cua-chung-khoan-rong-viet-1663918657.png
 
chung-khoan-rong-viet-ket-qua-mua-lai-trai-phieu-truoc-han-1663918657.png

Kết quả mua lại trái phiếu trước hạn của Chứng khoán Rồng Việt (nguồn: HNX)

Hôm 9/9, HĐQT CTCP Chứng khoán VIX (VIX) đã thông qua phương án mua lại lô trái phiếu trị giá 200 tỷ đồng phát hành ngày 4/10/2021, với thời gian dự kiến mua lại ngày 4/10. Đây là lô trái phiếu kỳ hạn 3 năm, lãi suất cố định 8%/năm. Lãi suất được trả mỗi năm một lần, kỳ tính lãi đầu tiên là từ 4/10/2021 đến hết ngày 3/10/2022. Ngày thanh toán lãi đầu tiên là 4/10/2022.

Nhiều ngân hàng cũng tấp nập mua lại hàng nghìn tỷ đồng trái phiếu trước hạn. Đơn cử như ngân hàng Vietcombank trong tháng 8/2022 đã mua lại tổng cộng 2.270 tỷ đồng trái phiếu trước hạn.

Tin tức liên quan
ngan-hang-vib-1663915616.jpg
Ngân hàng VIB dồn dập mua lại trái phiếu trước hạn

Tương tự, ngày 14/9 vừa qua, ngân hàng VIB đã mua lại toàn bộ 1.500 tỷ đồng trái phiếu trước hạn thuộc lô trái phiếu riêng lẻ mã VIBBONDH2023010 có kỳ hạn 3 năm, ngày phát hành là 14/9/2020, ngày đáo hạn là 14/9/2023.

Trước đó, 8 tháng đầu năm 2022, nhà băng này đã mua lại 5 lô trái phiếu trước hạn với tổng giá trị 6.800 tỷ đồng.

ket-qua-mua-lai-trai-phieu-truoc-han-cua-ngan-hang-vib-1663918752.png

Kết quả mua lại trái phiếu trước hạn của ngân hàng VIB (nguồn: HNX)

Theo Bộ Tài chính, tính đến cuối tháng 7/2022, sau những động thái chấn chỉnh, trên thị trường có hiện tượng các doanh nghiệp mua lại trái phiếu trước hạn với khối lượng lớn. Riêng trong quý 2/2022, lượng mua lại lên tới 49,1 nghìn tỷ đồng. Luỹ kế 7 tháng đầu năm, khối lượng mua lại là 86.556 tỷ đồng, tăng 21,4% so với cùng kỳ năm 2021.

Hoạt động phát hành mới khá ảm đạm. Theo FiinGroup, trong tháng 8 vừa qua, huy động vốn trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp sụt giảm, chỉ đạt 9.400 tỷ đồng, giảm 84% so với cùng kỳ và 58% so với tháng trước đó. Hoạt động phát hành vẫn chủ yếu của các ngân hàng. Một số doanh nghiệp bất động sản có hồ sơ tín dụng tốt và minh bạch vẫn huy động được trái phiếu.

Đây là tháng phát hành thấp nhất cả năm trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thấp hơn cả tháng 2, thời điểm Tết vốn có tính chu kỳ với khối lượng thấp. Theo FiinGroup, nguyên nhân chủ yếu do sự cẩn trọng và chờ đợi các chính sách mới từ cả phía nhà đầu tư lẫn nhà phát hành. 

Chính vì thế nên chỉ có 19 đợt phát hành trong tháng 8, chưa tính 3 lô trái phiếu phát hành không thành công của Ngân hàng NN-PTNT Việt Nam.

Áp lực thanh toán trái phiếu còn nặng và có thể gây ra sự eo hẹp dòng tiền trên thị trường tài chính. Theo VNDirect Research, gần 65.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn trong quý 3/2022.

Còn theo Bộ Tài chính, trong năm 2023 và năm 2024, khối lượng trái phiếu đến hạn tăng cao so với năm 2022, lần lượt là 271,4 và 329,5 nghìn tỷ đồng.