Geleximco - ABBank và dòng chảy hàng chục nghìn tỷ đồng trái phiếu

Những năm qua, Geleximco đã xây dựng mô hình phát triển thành một tập đoàn kinh tế đa ngành, là cổ đông sáng lập và đồng sở hữu ABBank. Trong cuộc đua trái phiếu, Geleximco "gọi", ABBank "trả lời" và ABBank cũng tự mình mở ra vòng quay gọi vốn trái phiếu hàng chục nghìn tỷ đồng khác!

“Vấn đề trái phiếu doanh nghiệp đã được cảnh báo nhiều lần chứ không phải bây giờ mới cảnh báo"- Ông Vương Đình Huệ-Chủ tịch Quốc hội cho hay tại cuộc họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới đây. Trong cuộc họp, chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị cần có đánh giá nợ xấu phát sinh mới, nhất là liên quan đến lĩnh vực bất động sản, liên quan đến trái phiếu của doanh nghiệp và ngân hàng.

Hệ sinh thái "too big" doanh nghiệp "nắm" được cả chủ nợ Ngân hàng, hàng nghìn tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp thực hiện chóng vánh

Về phát hành trái phiếu doanh nghiệp, Chủ tịch Quốc hội cho biết, riêng phát hành năm 2021 đến hơn 700 nghìn tỷ, trong đó 44% về các lĩnh vực bất động sản.

Tiền đâu đổ vào trái phiếu doanh nghiệp với số lượng nhiều, lớn đến vậy là một câu hỏi lớn của giới tài chính. Khi bóc tách các vấn đề ra có thể thấy, ngoài việc hỗ trợ doanh nghiệp trong các khâu tư vấn, phát hành, tài sản đảm bảo...thì nhiều ngân hàng còn tham gia đầu tư nhiều vào trái phiếu doanh nghiệp. Tức, tiền từ ngân hàng huy động được lại đổ sang doanh nghiệp theo con đường đầu tư vào trái phiếu thay vì con đường cho vay.

Lấy ví dụ về "vòng xoáy" liên quan giữa ngân hàng và trái phiếu, việc Tập đoàn GELEXIMCO - Công ty CP (GELEXIMCO) và nhiều công ty thành viên liên quan phát hành thành công hàng chục nghìn tỷ đồng là một ví dụ điển hình.

Trong 3 lần phát hành thành công gần đây nhất từ khoảng tháng 11/2021 đến nay, GELEXIMCO đã huy động được gần 3.000 tỷ đồng trái phiếu. Geleximco cũng từng thế chấp 46,1 triệu cổ phiếu Ngân hàng TMCP An Bình (Mã CK: ABB) thuộc sở hữu của Tập đoàn Geleximco cho ngân hàng TMCP Hàng Hải (MaritimeBank) để huy động vốn.

Không chỉ Geleximco, các công ty liên quan của tập đoàn cũng cấp tập phát hành trái phiếu. Riêng công ty Công ty Đầu tư và Du lịch Vạn Hương cũng đã huy động thành công 1.900 tỷ đồng trái phiếu qua 3 đợt phát hành với giá trị lần lượt là 400 tỷ đồng, 500 tỷ đồng và 1.000 tỷ đồng hồi tháng 8,9/2021. Mục đích huy động vốn là để bổ sung vốn đầu tư, xây dựng khu số IX...thuộc dự án khu du lịch quốc tế Đồi Rồng (phường Vạn Hương, Hải Phòng). Để huy động vốn cho 3 lô trái phiếu kể trên, Vạn Hương đã thế chấp tại Ngân hàng An Bình (ABBank) lần lượt khu V (Khu đảo Con Sò) lô đất có ký hiệu từ ND-126 đến ND-129 và ND-241 đến ND-253 thuộc khu IX thuộc dự án Đồi Rồng. Ngoài ra, lô trái phiếu thứ 2 của Vạn Hương ngoài các tài sản thế chấp khác còn có 25 triệu cổ phiếu tại Ngân hàng TMCP An Bình (Mã CK: ABB) thuộc sở hữu của các tổ chức/cá nhân đảm bảo khác. Trái phiếu của Vạn Hương cũng được CTCP Xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội bảo lãnh vô điều kiện và không hủy ngang cho toàn bộ các nghĩa vụ của Vạn Hương liên quan đến trái phiếu.

Ngoài Vạn Hương thì kênh trái phiếu cũng là "điểm đến" ưa thích của nhiều doanh nghiệp khác trong hệ sinh thái Geleximco. Năm 2021, Glexhomes cũng đã huy động thành công 1.000 tỷ đồng trái phiếu và CTCP Đầu tư xây dựng và Kinh doanh Bất động sản HTL Việt Nam cũng huy động thành công 800 tỷ đồng để mua bất động sản ở Tuy Hòa, Phú Yên. GLEXHOMES tiền thân là Công ty Cổ phần Ngôi Sao An Bình (ABSC) được thành lập năm 2009 bởi cổ đông sáng lập là Tập đoàn GELEXIMCO. ...

Geleximco đã xây dựng mô hình phát triển thành một tập đoàn kinh tế đa ngành, tập trung vào 5 lĩnh vực chính: Sản xuất Công nghiệp; Tài chính - Ngân hàng; Bất động sản; Thương mại – Dịch vụ và Nông nghiệp Công nghệ cao. Đối với lĩnh vực ngân hàng, Geleximco là cổ đông sáng lập và đồng sở hữu các đơn vị như: Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình, Công ty Cổ phần Chứng khoán An Bình, Công ty cổ phần Quản lý quỹ Đầu tư chứng khoán An Bình, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư tài chính An Bình...

Quay trở lại với việc phát hành trái phiếu thành công vang dội của hệ sinh thái Geleximco, có thể thấy, ngân hàng liên quan đến Geleximco cũng đã đóng vai trò không hề nhỏ cho các doanh nghiệp hệ sinh thái Geleximco huy động vốn. ABBank nhận thế chấp các dự án bất động sản từ hệ sinh thái Geleximco để cho Geleximco vay vốn, Geleximco lấy cổ phiếu ABB của ABBank đi...thế chấp vay vốn...Trong khi đó, các công ty khác như Chứng khoán An Bình cung ứng dịch vụ tư vấn phát hành, lên thủ tục phát hành.

Vòng xoay khép kín đó trở nên trở nên hiệu quả khi hàng nghìn tỷ đồng để xây dự án nhanh chóng được giải quyết. Nếu như con số nghìn tỷ không đủ cho dự án lớn thì nghìn tỷ khác lại được "bơm" chỉ trong thời gian rất ngắn.

Ngân hàng cũng...huy động vốn trái phiếu và đầu tư nhiều vào trái phiếu

Tiền ngân hàng đổ hàng nghìn tỷ đồng sang doanh nghiệp hoặc thu xếp hàng nghìn tỷ đồng cho doanh nghiệp khó hiểu bao nhiêu thì câu chuyện...tiền đâu để ngân hàng "chơi lớn" như vậy tiếp tục lại là ẩn số.

Không chỉ huy động vốn trong dân, một kênh khác cực kỳ hữu hiệu để An Bình Bank "xoay tiền" là trái phiếu. 

abb phat hanh trai phieu

Theo thống kê từ sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, từ khoảng tháng 6/2021 đến nay, Ngân hàng An Bình cũng đã huy động được 11.000 tỷ đồng trái phiếu. 

Theo báo cáo tài chính năm 2021, Ngân hàng An Bình "xuất sắc" trong việc phát hành trái phiếu bao nhiêu thì cũng đi đầu tư trái phiếu nhiều bấy nhiêu.  Tại thời điểm cuối năm 2021, An Bình Bank đầu tư gần 2.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ, đầu tư hơn 4.942 tỷ đồng trái phiếu do các tổ chức tín dụng khác phát hành và đầu tư hơn 8.400 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp.

ABB dau tu vao trai phieu