Giá vàng hôm nay 21/12: Vàng 9999 lấy lại mốc 67 triệu đồng

Giá vàng hôm nay 21/12, giá vàng trong nước chiếm lại mốc 67 triệu đồng/lượng (bán ra). Giá vàng thế giới có xu hướng tăng trở lại.

Giá vàng trong nước hôm nay

Tại thời điểm khảo sát lúc 5h30 ngày 21/12, trên sàn giao dịch của Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC, vàng SJC đang là 66,40 triệu đồng/lượng mua vào và 67,22 triệu đồng/lượng bán ra.

Còn tại Công ty Vàng bạc đá quý Phú Quý, thời điểm khảo sát niêm yết giá vàng SJC ở mức 66,25 – 67,00 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Giá vàng 9999 được DOJI được niêm yết ở mức 66,10 triệu đồng/lượng mua vào và 67,00 triệu đồng/lượng bán ra.

Giá vàng Vietinbank Gold đang niêm yết ở mức 66,20 triệu đồng/lượng mua vào và 67,00 triệu đồng/lượng bán ra.

Giá vàng SJC tại Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu cũng được doanh nghiệp giao dịch ở mức 66,26 - 67,03 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Giá vàng 24K Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá 2 chiều 52,81 - 53,59 triệu đồng/lượng.

vang-sjc-tang-nhe-1671587032.jpg
Vàng SJC tăng nhẹ

Giá vàng cập nhật 5 giờ 30 sáng ngày 21/12:

 

Ngày 21/12

(triệu đồng/lượng)

Chênh lệch

(nghìn đồng/lượng)

Mua vào

Bán ra

Mua vào

Bán ra

Công ty Vàng SJC chi nhánh Hà Nội

66,40

67,22

+200

+200

Công ty Vàng SJC chi nhánh Sài Gòn

66,40

67,20

+200

+200

Tập đoàn DOJI

66,10

67,00

+200

+200

Tập đoàn Phú Quý

66,25

67,05

+200

+200

Công ty PNJ

66,20

67,00

+200

+200

Vietinbank Gold

66,20

67,00

+200

+200

Bảo Tín Minh Châu

66,26

67,03

+200

+200

Chênh lệch giữa giá mua và bán gần 1 triệu đồng/lượng. Các chuyên gia lĩnh vực vàng trong nước khuyến nghị nhà đầu tư và người dân nên cân nhắc trước khi giao dịch và thường xuyên theo dõi giá vàng trên các kênh chính thống để có quyết định đúng đắn nhất.

Giá vàng thế giới hôm nay

Theo Kitco, giá vàng thế giới ghi nhận lúc 5h30 hôm nay theo giờ Việt Nam giao ngay ở mức 1.807,31 USD/ounce. Quy đổi theo tỷ giá hiện hành tại Vietcombank, vàng thế giới có giá gần 52,03 triệu đồng/lượng (chưa tính thuế, phí). Như vậy, giá vàng miếng của SJC vẫn đang cao hơn giá vàng quốc tế là 15,19 triệu đồng/lượng.

Giá vàng thế giớ đã tăng mạnh trong phiên giao dịch ngày thứ 3, vượt mốc 1.800 USD/ounce, do đồng USD giảm sau khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) gây bất ngờ vì sự thay đổi lập trường chính sách tiền tệ, trong khi thị trường cũng đánh giá triển vọng chiến lược tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

bieu-do-gia-vang-1671587050.png
Biểu đồ giá vàng

Theo Reuters, giá vàng đã giảm hơn 260 USD kể mức đỉnh xác lập hồi tháng 3 vì các ngân hàng trung ương tăng cường nỗ lực chống lại sự leo tháng của lạm phát. Lãi suất cao hơn làm tăng chi phí cơ hội của việc sở hữu tài sản không sinh lời như vàng.

Một số ý kiến chuyên gia nhận định, giá vàng có thể tăng cao tới 3.000 USD/ounce trong bối cảnh lạm phát toàn cầu sẽ vẫn “nóng” bất chấp việc thắt chặt tiền tệ. Cụ thể, 3 yếu tố có thể giúp đẩy kim loại quý này lên mức cao kỷ lục trong năm tới là: “tâm lý kinh tế chiến tranh” ngày càng gia tăng có thể ngăn cản các ngân hàng trung ương nắm giữ dự trữ ngoại hối dưới danh nghĩa tự chủ, và điều này sẽ có lợi cho vàng. Các chính phủ sẽ tiếp tục đẩy mạnh chi tiêu thâm hụt cho các dự án đầy tham vọng như quá trình chuyển đổi năng lượng. Và một cuộc suy thoái toàn cầu tiềm ẩn vào năm 2023 sẽ khiến các ngân hàng trung ương phải mở các gói thanh khoản.

Dự đoán của chuyên gia được đưa ra khi nhu cầu mua vàng dự trữ của các ngân hàng trung ương ngày càng tăng. Trong quý 3/2022, lượng mua ròng vàng đạt khoảng 400 tấn, trị giá hơn 20 tỷ USD. Đây là con số nhiều nhất trong hơn nửa thế kỷ qua. Nước mua vàng lớn nhất trong quý 3 là Thổ Nhĩ Kỳ, tiếp đến là Uzbekistan và Ấn Độ.