Hành động nhiều hơn chuyển đổi kỹ năng số ở Việt Nam

21/10/2020 14:38

Kỹ năng số đang có một khoảng cách chênh lệch rõ rệt ở các vùng tại Việt Nam. Chuyển đổi nhiều hoạt động sang hình thức trực tuyến khi đại dịch Covid-19 xảy ra một lần nữa đã cho thấy, cần phải hành động mạnh hơn trong quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam nói chung, trong lĩnh vực giáo dục nói riêng.

Đó là nhận định của nhiều diễn giả tham dự cuộc Tọa đàmChuyển đổi kỹ năng số”, được tổ chức sáng 9/10/2020, tại Hà Nội, nhằm đánh giá những thách thức và cơ hội chính mà Việt Nam phải đối mặt trong việc thu hẹp khoảng cách số.

Cuộc tọa đàm này được tổ chức trước thềm Hội nghị các Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo ASEAN với Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), về chuyển đổi sang kỹ năng kỹ thuật số của hệ thống giáo dục ở các nước ASEAN. Cuộc tọa đàm đồng thời nhằm khám phá những cách thức mà phụ huynh có thể tham gia hiệu quả hơn vào quá trình học tập trên nền tảng kỹ thuật số của con em họ, cũng như cách thức để giáo viên và người chăm sóc trẻ em có được những kiến thức cần thiết giúp cho trẻ em học tập trên nền tảng kỹ thuật số.

Đại diện UNICEF cho biết, khu vực Đông Á và Thái Bình Dương có số người sử dụng Internet tăng nhanh nhất trên thế giới. Đại dịch Covid-19 bùng phát, giáo dục cần phải chuyển sang hình thức trực tuyến. Điều này đã khiến bộc lộ rõ về khoảng cách kỹ năng kỹ thuật số trong khu vực, giữa trẻ em có thể tiếp cận được với các cơ hội học tập trên nền tảng kỹ thuật số và những trẻ em không được tiếp cận kỹ thuật số khi phải sống ở các vùng sâu, vùng xa. Nhiều học sinh thiếu truy cập Internet, không có thiết bị và hiểu biết không đầy đủ về kỹ thuật số, giáo viên phần lớn cũng không quen với công nghệ mới và chưa được đào tạo đầy đủ để sử dụng hiệu quả các công cụ mới này.

Hành động nhiều hơn trong chuyển đổi kỹ năng số ở Việt Nam
Cần hành động nhiều hơn trong chuyển đối kỹ năng số. Ảnh minh họa
Giáo sư Hoàng Tú Bảo - Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán (VIASM):

Đào tạo trực tuyến và kỹ năng số có thể giúp thu hẹp khoảng cách địa lý và học tập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, cần phải hành động nhiều hơn để giải quyết việc thiếu công bằng trong tiếp cận kỹ năng số.

Tại Việt Nam, theo đánh giá của UNICEF, thanh thiếu niên đã nhận thức được rằng, kiến thức về kỹ thuật số và kỹ năng số có vai trò quan trọng cho tương lai của mình. Tuy nhiên, không phải tất cả thanh thiếu niên Việt Nam đều đã được trang bị đủ kiến thức và kỹ năng số. Hơn nữa, những thanh thiếu niên khuyết tật, hoặc sống ở vùng sâu, vùng xa, miền núi và dân tộc thiểu số không có chung nhận thức về giáo dục thông qua nền tảng kỹ thuật số như các bạn cùng trang lứa ở đô thị và các vùng khác.

Bà Rana Flowers - Trưởng đại diện UNICEF Việt Nam - nhận xét: Việc mở cửa trường học trở lại vào đầu tháng 5 tại Việt Nam sau đợt dịch Covid-19 lần 1, đã cho thấy, Việt Nam cần phải nỗ lực gấp đôi trong đổi mới tư duy về về giáo dục, trong đó có việc chuyển đổi sang kỹ năng số để đào tạo trực tuyến, nhằm đảm bảo tất cả trẻ em và thanh niên ở Việt Nam đều được tiếp cận với phương pháp học tập thông qua nền tảng kỹ thuật số, chuẩn bị tốt cho một thế giới ngày càng kết nối chặt chẽ hơn và nền kinh tế dựa trên tri thức”.

Theo bà Đậu Thúy Hà - Công ty Đào tạo trực tuyến OMT, kết quả khảo sát thực hiện tại 500 trường mầm non ở Việt Nam của KidsOnline đã cho thấy, vẫn còn khoảng cách đáng kể về mức độ sẵn sàng về kỹ năng số, cơ sở vật chất, hạ tầng và học liệu bằng tiếng dân tộc thiểu số trong giáo dục mầm non.

Diễn giả trẻ Trần Ngọc Hân của Edtech và TEKY Holdings, nhấn mạnh, thúc đẩy thanh thiếu niên tham gia vào quá trình hình thành kỹ năng số và khả năng chuyển đổi về kỹ thuật số trong hệ thống giáo dục là một việc quan trọng. Bởi, thanh niên đang phải đối mặt với yêu cầu ngày càng cao và gia tăng từ các nhà tuyển dụng yêu cầu người được tuyển dụng phải có cả kỹ năng số và kỹ năng chuyển đổi cho việc làm trong tương lai.

Đại diện của UNICEF cho biết, nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng số cho thanh thiếu niên, UNICEF đã và đang hỗ trợ Chính phủ Việt Nam tích hợp kỹ năng số và kỹ năng chuyển đổi vào chương trình giảng dạy mới, nâng cao kiến ​​thức và kỹ năng cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, thông qua các khóa đào tạo trực tuyến về phương pháp tiếp cận thân thiện với trẻ em trong học tập trực tuyến và quản lý lớp học trực tuyến. Cùng với những nỗ lực từ Chính phủ và bộ, ngành chức năng, UNICEF kỳ vọng, khoảng cách về tiếp cận kỹ năng số tại Việt Nam nói chung và trong ngành giáo dục nói riêng sẽ được thu hẹp.

Ngọc Quỳnh

TagTag:

Tin mới hơn

Huawei AirPON được trao giải thưởng Giải pháp truy cập cố định tốt nhất Huawei AirPON được trao giải thưởng Giải pháp truy cập cố định tốt nhất Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số: Cần đúng và trúng Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số: Cần đúng và trúng Ngân hàng số LienViet24h chính thức ra mắt Ngân hàng số LienViet24h chính thức ra mắt Canon ra mắt máy chiếu mini không dây MP250 Canon ra mắt máy chiếu mini không dây MP250

Tin cũ hơn

TP. Hồ Chí Minh ra mắt không gian sáng tạo và trải nghiệm chuyển đổi số MBS hợp tác cùng Học viện doanh nhân MVV chuyển đổi số cho mảng đào tạo nhân sự “Chất xúc tác” kinh tế số GiNET trở thành Bolttech: Nắm bắt cơ hội bảo hiểm số tại Việt Nam Ra mắt hệ thống giải pháp thông minh Điện Quang Smart Thế hệ 2 Viettel tăng cường phủ sóng 4G khu vực biển đảo
[Xem thêm]

Bạn đang đọc bài viết "Hành động nhiều hơn chuyển đổi kỹ năng số ở Việt Nam" tại chuyên mục Công nghệ. Mọi bài vở cộng tác xin gọi hotline (0931318385hoặc gửi về địa chỉ email (bbt@biztoday.vn).  
#