Hộp thư ngày 26/7: Công ty Cổ phần Sữa Tản Viên Ba Vì xây dựng nhà máy không phép

27/07/2022 17:43

Báo Công Thương nhận được phản ánh Công ty Cổ phần Sữa Tản Viên Ba Vì vừa bị xử phạt 130 triệu đồng vì hành vi xây dựng nhà máy không có giấy phép xây dựng.

Vừa qua, Báo điện tử Công Thương nhận được các thông tin phản ánh về việc: Công ty Cổ phần Sữa Tản Viên Ba Vì xây dựng nhà máy trái trái phép; hực phẩm chức năng quảng cáo liệt kê công dụng; Dự án “treo” cả thập kỷ vẫn được gia hạn.

Thông tin phản ánh: Công ty Cổ phần Sữa Tản Viên Ba Vì (địa chỉ tại thôn Hòa Trung, xã Vân Hòa, huyện Ba Vì, Hà Nội; người đại diện pháp luật là ông Lê Hoàng Vinh – Giám đốc công ty) đã tổ chức thi công xây dựng nhà máy sản xuất sữa khi không có giấy phép xây dựng.

Theo đó, UBND xã Vân Hòa đã có tờ trình gửi lên UBND huyện Ba Vì và Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị đề nghị ban hành quyết định xử phạt hành chính hành vi vi phạm của Công ty Cổ phần Sữa Tản Viên Ba Vì. Cụ thể, mức xử phạt là 130.000.000 đồng, kèm theo biện pháp khắc phục trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính (biên bản số 04/BB-VPHC ngày 18/6/2022 của UBND xã Vân Hòa), nếu chủ đầu tư không xuất trình được giấy phép xây dựng thì bị áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình vi phạm theo quy định.

dia-diem-nha-may-cua-cong-ty-co-phan-sua-tan-vien-ba-vi-xay-dung-khong-phep-1658917498.jpgĐịa điểm nhà máy của Công ty Cổ phần Sữa Tản Viên Ba Vì xây dựng không phép

Tuy nhiên, hiện nay công trình vẫn chưa được tháo dỡ. Trong khi đó, một số hạng mục của nhà máy dần đi vào hoàn thiện, gây khó khăn cho công tác xử lý sai phạm.

Việc để Công ty Cổ phần Sữa Tản Viên Ba Vì xây dựng nhà máy không phép trong suốt thời gian dài nhưng không có biện pháp ngăn chặn và xử lý dứt điểm khiến dư luận đặt ra dấu hỏi về công tác quản lý của chính quyền địa phương.

Thông tin phản ánh: Nhiều sản phẩm là thực phẩm chức năng do Công ty Dược phẩm Shinpoong Daewoo (địa chỉ tại số 13, Đường 9A, Khu Công nghiệp Biên Hòa II, phường An Bình, TP Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) chịu trách nhiệm về sản phẩm đang có dấu hiệu quảng quảng cáo trái phép. Các sản phẩm này gồm: Varobone Glu 500, Vacomin Hevit, Vacomin ActiZ, Nattomind và GinkoQIK.

Đơn cử, trên website shinpoong.com.vn và spd.com.vn, thành phần Glucosamin có trong Varobone Glu 500 (giấy xác nhận quảng cáo số 3660/2020/XNQC-ATTP) được quảng cáo: “Giảm viêm và đau khớp; Hỗ trợ bôi trơn khớp, hỗ trợ khớp vận động linh hoạt, hỗ trợ giảm nguy cơ thoái hóa khớp; Làm chậm quá trình thoái hóa, biến dạng khớp và tạo chất nhờn giúp các khớp được vận động dễ dàng…”

Tương tự, Vacomin Hevit (giấy xác nhận quảng cáo số 3639/2020/XNQC-ATTP) cũng được quảng cáo theo dạng liệt kê công dụng thành phần: "Sắt: Thành phần quan trọng của hồng cầu. Thiếu sắt gây thiếu máu, thiếu năng lượng, mệt mỏi; Vitamin B6: Giúp chuyển hóa năng lượng trong cơ thể. Bảo vệ tim mạch, duy trì sự ổn định của chức năng não, chống stress và tăng cường hệ miễn dịch...; Vitamin C: Chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch…; Vitamin E: Chống oxy hóa mạnh, chống xơ vữa động mạch. Tăng sức đề kháng của cơ thể; Acid Folic: Chống thiếu máu. Giúp tạo ra nhiều chất quan trọng trong quá trình chuyển hóa của cơ thể. Ngăn ngừa dị tật bẩm sinh của não và cột sống ở thai nhi…".

Thông tin phản ánh: Dự án Trung tâm thí nghiệm vật liệu xây dựng LAS-XD 757 (phường Bến Thủy, TP. Vinh, Nghệ An) do Công ty CP Tư vấn Thiết kế và Kiểm định xây dựng công (địa chỉ tại 30 Hồ Qúy Ly, khối 13, phường Bến Thủy, TP. Vinh) làm chủ đầu tư chậm tiến độ trong nhiều năm những vẫn được gia hạn thay vì thu hồi.

Dự án được UBND tỉnh Nghệ An cấp Giấy chứng nhận đầu tư số 27111000102 ngày 14/9/2011, tiến độ hoàn thành 3/2013 với tổng nguồn vốn khoảng 20 tỷ đồng. Ngày 22/8/2011, dự án được phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500. Đến ngày 05/7/2017, dự án được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số CH 537738 với diện tích 859,1m2, mục đích sử dụng là đất thương mại dịch vụ.

Sau khi được giao đất và các thủ tục pháp lý liên quan, chủ đầu tư vẫn không tiến hành xây dựng. Tính đến thời điểm 2017, dự án đã chậm tiến độ theo giấy chứng nhận đầu tư là 4 năm.

Ngày 18/12/2017, UBND tỉnh Nghệ An có Quyết định số 5937/QĐ-UBND cho phép dự án gia hạn thời gian hoàn thành đưa vào hoạt động trước ngày 31/3/2019. 15 tháng sau đó, chủ đầu tư không chấp hành.

Đến ngày 27/11/2019, UBND tỉnh Nghệ An tiếp tục có quyết định số 4805/QĐ-UBND, tiếp tục gia hạn thời gian cho dự án thêm 12 tháng với lý do trong quá trình đền bù, giải phóng mặt bằng thực hiện chậm, tiến độ thoả thuận với cá nhân, tổ chức có đất thuộc dự án này dây dưa, kéo dài… Dù vậy, hết thời hạn này, chủ đầu tư vẫn không chấp hành.

Dư luận đặt ra dấu hỏi, tại sao các cơ quan chức năng tỉnh Nghệ An vẫn không có động thái thu hồi mà vẫn tiếp tục ưu ái cho dự án “treo” này tiếp tục tồn tại. Cụ thể, vào ngày 16/11/2021, chủ đầu tiếp tục được Sở Kế hoạch & Đầu tư Nghệ An cho phép dự án điều chỉnh Giấy Chứng nhận đầu tư thêm 18 tháng. Lần này, dự án được đổi tên thành “Nhà dịch vụ thương mại tổng hợp Bảo Minh”.

Bạn đang đọc bài viết "Hộp thư ngày 26/7: Công ty Cổ phần Sữa Tản Viên Ba Vì xây dựng nhà máy không phép" tại chuyên mục CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT. Mọi bài vở cộng tác xin gọi hotline (0931318385hoặc gửi về địa chỉ email (bbt@biztoday.vn).  
#