Hút chì thải độc da - "thần thánh" hay là chiêu trò câu khách?

Hiện nay, các cơ sở làm đẹp đang quảng cáo rầm rộ phương pháp làm đẹp mang tên hút chì thải độc da nhưng thực tế đây chỉ là chiêu trò câu khách của các cơ sở làm đẹp.

Chỉ là chiêu trò câu khách 

Một vài năm trở lại đây, hút chì thải độc da đang nhận được sự quan tâm của phải nữ bởi những quảng cáo chào mời hấp dẫn từ phương pháp làm đẹp "thần thánh" này. Nhưng thực chất đây chỉ là chiêu trò lừa dối khách hàng của các cơ sở làm đẹp.

Đánh vào tâm lý chị em thường xuyên sử dụng mỹ phẩm, son môi nên không ít spa, thẩm mỹ viện tích cực khai thác dịch vụ này. Chúng được quảng cáo với đủ loại mức giá, từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng.

Chỉ cần gõ từ khóa tìm kiếm "hút chì, thải độc da" hàng nghìn kết quả xuất hiện kèm những lời tung hô về công dụng thần kỳ của biện pháp làm đẹp này, đánh vào lòng hiếu kỳ và mong muốn làm đẹp của các chị em. 

575-1148-1666397229.jpg
Hút chì thải độc da chỉ là chiêu trò câu khách của các cơ sở làm đẹp.

 

Theo lời tư vấn của 1 cơ sở làm đẹp trên mạng xã hội facebook, môi trường bụi bặm cùng với việc phụ nữ hiện đại cần trang điểm nhiều... kéo theo hệ lụy da dẻ xuống cấp nhanh, dễ bị sạm da do nhiễm độc chì, cần phải thải độc chì thường xuyên để duy trì một làn da trẻ đẹp.

 

Ngoài ra, các chủ spa còn cho biết, nếu để da nhiễm chì lâu sẽ mang lại rất nhiều hậu quả như da trở nên sạm màu, xỉn màu và có nhiều đốm đen xuất hiện; da bị lão hóa, độ đàn hồi kém dễ bị chảy xệ và nhăn nheo; Mụn mủ, mụn bọc, mụn cám và da sần sùi, khô ráp…

Do đó, phương pháp làm đẹp này lấy đi cặn bã, tế bào chết, làm sạch sâu tận lớp biểu bì. Từ đó đem lại cho bạn làn da sáng mịn.

Đặc biệt, để khách hàng yên tâm hơn, các cơ sở spa dùng hình ảnh những miếng bông lau mặt đen sì mà họ khẳng định là chì trên da. Điều này khiến người sử dụng dịch vụ dường như tin tưởng và yên tâm hơn khi da bị nhiễm chì đang được làm sạch.

Thế nhưng, trên thực chất, phương pháp làm đẹp đấy chỉ là chiêu trò của các chủ spa, bởi Bộ Y tế chưa cấp phép cho một loại mỹ phẩm nào có tính năng thải, khử độc chì.

Chia sẻ với PV, chị Nguyễn Phương Thùy (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết vì là một người thường xuyên trang điểm nên khi thấy quảng cáo về phương pháp hút chì thải độc da đã tin tưởng thực hiện phương pháp này.

"Lúc đầu thấy da mặt sạch và sáng hơn nhưng qua một vài lần hút chì, tôi thấy da mặt bị yếu đi và đen sạm hơn trước”: Chị Thùy cho biết.

Hút chì thải độc da không có bằng chứng khoa học, không được công nhận trong khoa học làm đẹp.

Hút chì thải độc da không có bằng chứng khoa học, không được công nhận trong khoa học làm đẹp.

Không có cơ sở khoa học

Theo Bác Sĩ Nguyễn Văn Thường (Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương) từng chia sẻ "Hút chì thải độc da chỉ là chiêu trò câu khách tại nhiều cơ sở làm đẹp hiện nay chứ thực tế không có chuyện chì được hút đen đầy mặt như nhiều spa đang quảng cáo. Phương pháp làm đẹp da này vẫn không có bằng chứng khoa học, không được công nhận trong khoa học làm đẹp".

Kim loại này nếu dính trên da, có khả năng thấm qua da và đi thẳng vào máu, khi cơ thể bị nhiễm độc tố chì, việc loại bỏ chì rất khó và phức tạp, phải dùng các thiết bị y tế chuyên dụng để lọc máu và thải bỏ độc tố ra khỏi cơ thể.

Chính vì thế, liệu pháp hút chì không hút được chì như khách hàng vẫn lầm tưởng. Và máy hút chì tại spa cũng chỉ là máy áp suất cao giúp lỗ chân lông giãn nở, đồng thời làm sạch bã nhờn, bụi bẩn dưới lỗ chân lông, tẩy tế bào chết. 

Theo các chuyên gia da liễu, chì chỉ xuất hiện trong các mỹ phẩm rẻ tiền, kém chất lượng. Với sản phẩm chính hãng, có nguồn gốc rõ ràng thường không chứa chì cũng như các chất gây hại nguy hiểm khác. Vậy nên người thường xuyên dùng mỹ phẩm không cần thiết thải độc, chỉ trường hợp ngộ độc chì mới cần phải thải chì theo chỉ định của bác sĩ.