Hủy niêm yết bắt buộc và khoảng trống pháp lý

Dính thông tin cổ phiếu có nguy cơ hủy niêm yết, cả doanh nghiệp và cổ đông bị thiệt hại do cổ phiếu rơi vào tình trạng nằm sàn, thanh khoản yếu. Vậy nhưng, hiện vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn vì các điều luật chưa rõ ràng, đặc biệt là sự thiếu vắng quy trình hủy niêm yết…
Mặc dù có quy chế mới của VNX thì cho đến nay vẫn thiếu vắng quy trình chuẩn mực về hủy niêm yết.
Mặc dù có quy chế mới của VNX thì cho đến nay vẫn thiếu vắng quy trình chuẩn mực về hủy niêm yết.

Theo quyết định ngày 24/5/2022 của Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE), 60 triệu cổ phiếu PXS của Công ty cổ phần Kết cấu kim loại và lắp máy dầu khí sẽ bị hủy niêm yết vào ngày 24/6/2022. Nguyên nhân là bởi kiểm toán có ý kiến ngoại trừ đối với báo cáo tài chính năm 2019, 2020, 2021 của PXS, thuộc trường hợp chứng khoán bị hủy niêm yết bắt buộc theo quy định tại điểm h, khoản 1, Điều 120 Nghị định 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020. Ngày giao dịch cuối cùng của PXS là ngày 23/6/2022.

TỪ CÂU CHUYỆN CỦA PXS 

PXS đã có văn bản giải trình với mong muốn HOSE cân nhắc lại quyết định trên. Theo công ty, các báo cáo tài chính kiểm toán năm 2019, 2020, 2021, Công ty TNHH Kiểm toán VACO có ý kiến ngoại trừ, chủ yếu liên quan đến chuẩn mực kế toán số 29: “Doanh nghiệp phải điều chỉnh hồi tố những sai sót trọng yếu liên quan đến các kỳ trước vào báo cáo tài chính phát hành ngay sau thời điểm phát hiện ra sai sót bằng cách điều chỉnh lại số liệu so sánh nếu sai sót thuộc kỳ lấy số liệu so sánh hoặc điều chỉnh số dư đầu kỳ của tài sản, nợ phải trả và các khoản mục thuộc vốn chủ sở hữu của kỳ lấy số liệu so sánh, nếu sai sót thuộc kỳ trước lấy số liệu so sánh”.

PXS cho rằng, công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp và đặc thù các công trình xây lắp có thời gian thi công kéo dài nên việc xác định doanh thu được thực hiện theo tiến độ hoặc theo khối lượng công việc hoàn thành bàn giao. Khi công trình được phê duyệt quyết toán, giá trị công trình có thể bị điều chỉnh tăng hoặc giảm so với giá trị hợp đồng…

Việc quyết toán giá trị của công trình xây lắp rất đặc thù về quy trình kiểm tra, luân chuyển chứng từ của chủ đầu tư qua nhiều bên liên quan nên việc ký biên bản nghiệm thu mất nhiều thời gian và có thể bị kéo dài sang nhiều năm. Khi có bảng quyết toán công trình, công ty đã ghi nhận việc điều chỉnh doanh thu vào năm quyết toán công trình theo quy định Khoản 3 Điều 20 của Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 về việc xử lý những hóa đơn đã lập có điều chỉnh thì “Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người mua và người bán kê khai điều chỉnh doanh số mua bán, thuế đầu ra, đầu vào”, dẫn đến việc ghi nhận doanh thu tại ngày quyết toán chưa phù hợp với chuẩn mực kế toán. Công ty nhận thấy việc ghi nhận điều chỉnh giảm doanh thu vào năm quyết toán không làm ảnh hưởng đến nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước, phản ánh đúng thực tế và bản chất về tình hình hoạt động kinh doanh liên tục của công ty trong các năm.

Ngoài ra, quy định tại Khoản 12, Điều 30 của Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 có nêu: “Các quy định hủy niêm yết bắt buộc cổ phiếu của công ty đại chúng trong trường hợp… tổ chức kiểm toán có ý kiến ngoại trừ đối với BCTC năm trong 3 năm liên tiếp tại điểm h Khoản 1 Điều 120 Nghị định này…” áp dụng sau một năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực”.

PXS cho rằng, Nghị định 155 có hiệu lực từ ngày 1/1/2021 nên nội dung Khoản 12 Điều 130 trên sẽ được áp dụng từ ngày 1/1/2022, tức là sau thời điểm kết thúc các năm tài chính 2019, 2020, 2021. Do đó, việc dự kiến hủy niêm yết cổ phiếu PXS của HOSE đối với BCTC kết thúc trước thời điểm 31/12/2021, tức trước thời điểm áp dụng quy định điều luật này là không phù hợp.

Luật Chứng khoán 2019 ra đời kéo theo các văn bản dưới luật cũng có một số điều chỉnh cho phù hợp. Nhà làm luật đã dự liệu các tình huống phát sinh nên đưa ra các điều khoản chuyển tiếp. Vậy nhưng cách hiểu của PXS liệu đã đúng?

Ông Nguyễn Kim Long, Giám đốc luật và kiểm soát nội bộ, Công ty Chứng khoán SSI, cho rằng, cần phải hiểu Khoản 12, Điều 30 Nghị định số 155 theo hướng là điều khoản này áp dụng sau một năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực để doanh nghiệp có thời gian xem xét. Tức là Nghị định 155 có hiệu lực từ ngày 1/1/2021 thì sau ngày 1/1/2022, cơ quan quản lý mới bắt đầu tính thời điểm để xem xét hủy niêm yết bắt buộc.

ĐẾN TÌNH THẾ "LƠ LỬNG" CỦA PHP 

Tương tự như PXS, Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng (mã PHP: HNX) đang đứng trước nguy cơ bị hủy niêm yết do kiểm toán viên có ý kiến ngoại trừ đối với BCTC 3 năm liên tục (2019,2020,2021). Song câu chuyện của Cảng Hải Phòng lại liên quan đến việc quyết toán cổ phần hóa.

Ông Nguyễn Kim Long, Giám đốc luật và kiểm soát nội bộ, Công ty Chứng khoán SSI, cho rằng, cần phải hiểu Khoản 12, Điều 30 Nghị định số 155 theo hướng là điều khoản này áp dụng sau một năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực để doanh nghiệp có thời gian xem xét. Tức là Nghị định 155 có hiệu lực từ ngày 1/1/2021 thì sau ngày 1/1/2022, cơ quan quản lý mới bắt đầu tính thời điểm để xem xét hủy niêm yết bắt buộc.

PHP được cổ phần hóa từ năm 2014, hiện là doanh nghiệp có vốn điều lệ lớn nhất trong số các doanh nghiệp cảng biển trên sàn chứng khoán, với vốn điều lệ 3.269 tỷ đồng, trong đó vốn nhà nước do Vinalines nắm giữ chiếm 92,55% vốn điều lệ. Nắm giữ nhiều lợi thế về quy mô, vị trí địa lý… nên kết quả kinh doanh của PHP khá khởi sắc. Vậy nhưng, sau 8 năm cổ phần hóa, đến nay, Cảng Hải Phòng vẫn chưa quyết toán xong phần vốn nhà nước liên quan đến dự án đầu tư bằng nguồn vốn ODA cầu cảng 04,05 và bãi container thuộc bến cảng Chùa Vẽ.

Tại đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022, diễn ra vào ngày 28/4 vừa qua, Cảng Hải Phòng đã thông qua báo cáo phương án quản lý khai thác cầu cảng số 04,05, bãi container cảng Chùa Vẽ và phần chi phí khác phân bổ cho gói thiết bị. Trên thực tế, để xử lý xong quyết toán cổ phần hóa, PHP vẫn phải thực hiện các thủ tục và chờ quyết định của cơ quan quản lý.

Đến nay, công ty chưa cập nhật thông tin mới và theo quy chế niêm yết chứng khoán của HNX thì Cảng Hải Phòng phải báo cáo, giải trình cụ thể. Tuy nhiên, Nghị định 155 và quy chế của HNX không quy định rõ thời hạn báo cáo, giải trình, thời hạn công bố thông tin, quy trình hủy niêm yết…

Ngày 11/12/2021, Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam (VNX) chính thức ra mắt – đánh dấu cột mốc mới của thị trường chứng khoán Việt Nam. Đến ngày 31/3/2022, VNX ban hành Quy chế số 17/QĐ-SGDVN về Quy chế niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết.

Theo Điều 46 Quy chế này quy định, Sở Giao dịch chứng khoán thông báo cho tổ chức niêm yết và công bố thông tin ra thị trường khi phát hiện cổ phiếu niêm yết có khả năng bị hủy bỏ niêm yết bắt buộc theo quy định tại các điểm a, b, d, e, h, i, o Khoản 1, Điều 120 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP và yêu cầu tổ chức niêm yết báo cáo, giải trình cụ thể (nếu cần thiết). Sở Giao dịch chứng khoán ban hành Quyết định hủy bỏ niêm yết và công bố thông tin về việc hủy bỏ niêm yết. Chứng khoán niêm yết thuộc diện hủy bỏ niêm yết bắt buộc được tiếp tục giao dịch trong thời hạn tối đa 30 ngày kể từ ngày Sở Giao dịch chứng khoán ban hành quyết định hủy bỏ niêm yết, trừ trường hợp hủy bỏ niêm yết theo quy định tại Khoản 4, Điều 120 Nghị định số 155.

Mặc dù có quy chế mới của VNX thì cho đến nay vẫn thiếu vắng quy trình chuẩn mực về hủy niêm yết, tạo khoảng trống pháp lý cho các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán, đồng thời cũng tạo ra sự bất bình đẳng thông tin với nhà đầu tư.

Theo Điều 46 Quy chế này quy định, Sở Giao dịch chứng khoán thông báo cho tổ chức niêm yết và công bố thông tin ra thị trường khi phát hiện cổ phiếu niêm yết có khả năng bị hủy bỏ niêm yết bắt buộc theo quy định tại các điểm a, b, d, e, h, i, o Khoản 1, Điều 120 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP và yêu cầu tổ chức niêm yết báo cáo, giải trình cụ thể (nếu cần thiết). Sở Giao dịch chứng khoán ban hành Quyết định hủy bỏ niêm yết và công bố thông tin về việc hủy bỏ niêm yết. Chứng khoán niêm yết thuộc diện hủy bỏ niêm yết bắt buộc được tiếp tục giao dịch trong thời hạn tối đa 30 ngày kể từ ngày Sở Giao dịch chứng khoán ban hành quyết định hủy bỏ niêm yết, trừ trường hợp hủy bỏ niêm yết theo quy định tại Khoản 4, Điều 120 Nghị định số 155.

Mặc dù có quy chế mới của VNX thì cho đến nay vẫn thiếu vắng quy trình chuẩn mực về hủy niêm yết, tạo khoảng trống pháp lý cho các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán, đồng thời cũng tạo ra sự bất bình đẳng thông tin với nhà đầu tư.

TS. Phan Phương Nam, Phó Trưởng Khoa Luật thương mại, Đại học Luật TP.HCM, nhấn mạnh, hiện nay pháp luật chưa quy định rõ điều này, còn nhà đầu tư không thể nắm bắt được thông tin tiếp theo như: doanh nghiệp giải trình như thế nào, hướng xử lý tiếp theo ra sao, có hủy niêm yết hay không... Trong trường hợp này, lỗi không xuất phát từ doanh nghiệp nên doanh nghiệp không vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin.