Ảnh minh họa (nguồn internet) |
2 dự án có tổng vốn đầu tư trên 2.000 tỷ đồng được thực hiện tại vị trí số 20 và số 19 theo quy hoạch phát triển điện gió của tỉnh Sóc Trăng, dự kiến hoàn thành và vận hành thương mại vào quý III/2021. Sau khi hoàn thành, nhà máy Điện gió Lạc Hòa và Hòa Đông dự kiến hàng năm sẽ cung cấp trung bình 221.596MWh năng lượng sạch cho lưới điện quốc gia qua đường dây truyền tải 110kV.
Trước đó, ngày 25/9, UBND tỉnh Sóc Trăng cũng phối hợp Công ty TNHH Xuân Cầu và CTCP Năng lượng Sóc Trăng tổ chức lễ khởi công Dự án Nhà máy điện gió tại ấp Âu Thọ B, xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu.
Dự án tổng công suất thiết kế 120MW trên tổng diện tích nghiên cứu khảo sát 3.100 ha. Quá trình xây dựng được chi làm 2 giai đoạn trong đó giai đoạn 1 - công suất 30MW có tổng mức đầu tư gần 1.500 tỷ đồng và giai đoạn 2 - công suất 90MW có tổng mức đầu tư gần 4.200 tỷ đồng. Dự kiến, giai đoạn 1 sẽ hoàn thành vào quý III/2021, ước tính đạt sản lượng điện khoảng 108 GWh mỗi năm; sản lượng điện giai đoạn 2 ước tính 312 GWh/năm.
Cũng liên quan đến các dự án điện gió, sáng ngày 24/9, tại xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, CTCP Điện gió Chư Prông và CTCP Năng lượng Điện gió Chư Prông đã tổ chức lễ động thổ xây dựng Dự án Nhà máy Điện gió Phát triển miền núi và dự án Nhà máy Điện gió chế biến Tây Nguyên.
Theo bản thuyết minh, dự án Nhà máy Điện gió phát triển miền núi của CTCP Điện gió Chư Prông Gia Lai có vùng hiệu suất gió 654 ha, công suất 50 MW còn dự án Nhà máy Điện gió chế biến Tây Nguyên của CTCP năng lượng gió Chư Prông Gia Lai có vùng hiệu suất gió 464 ha, công suất 50 MW.
Được biết, hai dự án này có tổng mức đầu tư khoảng 3.600 tỷ đồng dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2021. Cả hai dự án có tổng sản lượng điện hơn 319,5 triệu kW/năm; doanh thu hơn 627,6 tỷ đồng/năm; nộp ngân sách Nhà nước hơn 125 tỷ đồng/năm.
Đề xuất gia hạn ưu đãi giá với điện gió Theo thông báo kết luận ý kiến của Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh tại cuộc họp mới đây, Cục Điện lực và năng lượng tái tạo được yêu cầu khẩn trương rà soát tình hình phát triển điện gió, báo cáo Thủ tướng cho phép kéo dài thời hạn áp dụng giá FIT ưu đãi tới hết năm 2023. Sau thời điểm này mới áp dụng cơ chế đấu thầu, đấu giá cạnh tranh. Hiện giá mua điện gió trên bờ theo Quyết định 39/2018 là 8,5 cent một kWh, còn ngoài khơi là 9,8 cent một kWh với các dự án vận hành trước ngày 1/11/2021. Bộ trưởng Công Thương yêu cầu Cục Điện lực phải làm rõ các yếu tố ảnh hưởng dẫn tới việc phải kéo dài giá ưu đãi với điện gió, cũng như tác động của việc kéo dài giá FIT đến phát triển điện gió, cung ứng điện. Song, hiện các mức giá cụ thể trong giai đoạn gia hạn sau tháng 10/2021 chưa được Bộ Công Thương đưa ra. Trước đó, tại diễn đàn năng lượng do Ban kinh tế Trung ương tổ chức, nhiều nhà đầu tư điện gió bày tỏ mong muốn và kiến nghị kéo dài thêm 2 năm hưởng giá ưu đãi với loại hình đầu tư này. Theo các chủ đầu tư dự án điện gió, khác với điện mặt trời thời gian thi công nhanh chỉ vài tháng, điện gió thường mất 2 - 3 năm, riêng công tác đo gió đã mất khoảng 1 năm. Trong khi đó, thời gian để các dự án được hưởng ưu đãi giá FIT chỉ còn khoảng một năm. Tuy nhiên, nêu ý kiến hồi tháng 7, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho rằng không nên gia hạn thêm cơ chế giá FIT ưu đãi với điện gió nhằm đảm bảo truyền tải công suất các dự án điện này và chuẩn bị cho cơ chế đấu thầu, tăng tính cạnh tranh và giảm giá mua các dự án. |
FECON hủy kế hoạch phát hành cổ phiếu liên quan đến cổ đông ngoại Công ty Cổ phần FECON (HOSE - Mã chứng khoán: FCN) thông báo điều chỉnh phương án đàm phán với nhà đầu tư chiến lược ... |
Quảng Trị: Điều chỉnh giảm vốn đầu tư dự án điện gió Hướng Linh 4 UBND tỉnh Quảng Trị vừa ra quyết định điều chỉnh tổng vốn đầu tư thực hiện tại dự án Nhà máy điện gió Hướng Linh ... |
FECON trúng thầu thêm 434 tỷ đồng dự án điện gió tại Sóc Trăng Công ty cổ phần FECON (HOSE - Mã: FCN) vừa công bố trúng thầu thêm hai dự án mới, nâng số dự án mới ký ... |