Kỷ niệm 66 năm ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2020): Khúc ca vì tương lai

21/10/2020 14:49

Trong nhiều thập kỷ, Hà Nội đã giương cao ngọn đuốc của nền văn hóa hòa bình. Giờ đây, với danh hiệu "Thành phố sáng tạo", thêm một lần nữa Hà Nội khẳng định cam kết đối với sự phát triển lấy con người làm trung tâm.

Câu nhận xét đầy tinh tế này của ông Michael Croft- Trưởng đại diện Tổ chức Văn hóa, Giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO) tại Việt Nam - tại một chương trình tọa đàm tư vấn mới đây về phát triển do Thành ủy Hà Nội tổ chức gợi cho chúng ta nhiều điều.

0853-t8
Hoàng thành Thăng Long thu hút du khách

Không chỉ trong nhiều thập kỷ mà trong nhiều thế kỷ Thăng Long xưa và Hà Nội nay, ngọn đuốc của văn hóa vì hòa bình, vì con người và phát triển luôn tỏa sáng, dẫn dắt tiến trình lịch sử của Thăng Long - Hà Nội.

Cho dẫu là thành phố nghìn năm tuổi, Hà Nội vẫn ngày càng trẻ trung, hiện đại và đầy sáng tạo trên nền tảng lịch sử, văn hóa ngàn năm văn hiến; trở thành một trong những thành phố năng động nhất khu vực và thế giới (năm 2019) theo chỉ số tăng trưởng thành phố (CMI) do tổ chức Jones Lang LaSalle thực hiện.

Sau đúng 20 năm được UNESCO trao tặng danh hiệu cao quý "Thành phố vì hòa bình", Hà Nội không chỉ khẳng định mình xứng đáng với danh hiệu này mà vẫn đang không ngừng xây dựng, phát triển để phát huy giá trị danh hiệu này.

Thành phố với tư duy, tầm nhìn chiến lược đang tiếp tục định vị phát triển đúng đắn, bắt nhịp với hơi thở của thời đại – phấn đấu để trở thành trung tâm của sự sáng tạo, định hướng phát triển bền vững trên cơ sở không chỉ để bảo tồn các giá trị văn hóa, lịch sử mà còn phát triển các ngành công nghiệp văn hóa cho một thời đại mới.

"Đây là cách để Hà Nội duy trì tăng trưởng bền vững, thu hút nhân tài cho thành phố và thiết lập Hà Nội như một Thủ đô sáng tạo" - ông Michael Croft nói.

Hà Nội giờ đây không chỉ được biết đến như một nơi sở hữu các di sản văn hóa hàng đầu của đất nước. Hà Nội đang ngày càng trở thành một mảnh đất ươm mầm không gian văn hóa sáng tạo, nuôi dưỡng những giấc mơ khởi nghiệp và cũng là sự mở đường cho kinh tế khởi nghiệp. Không gian văn hóa sáng tạo đang được Hà Nội xác định là một trong những ngành mũi nhọn trong phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô, cũng là nền tảng để nâng đỡ, khai mở, làm giàu cho các tài nguyên di sản vốn có, từng bước đưa Hà Nội trở thành một thành phố sáng tạo trong tương lai.

Có lẽ chưa bao giờ Hà Nội lại hội tụ đủ các yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa như bây giờ để trở thành một đô thị đóng vai trò dẫn dắt, đi đầu về sáng tạo của cả nước. Hà Nội xác định đưa văn hóa và con người là nguồn lực quan trọng không chỉ trong vai trò đột phá mà còn mang tính quyết định đến sự phát triển của Thủ đô.

Thành phố cũng xác định 3 trụ cột chính, nhóm giải pháp hiện thực hóa tầm nhìn một Thủ đô sáng tạo, bao gồm: Tái tạo, phát triển đô thị trên cơ sở lấy văn hóa làm nền tảng; mạng lưới giáo dục sáng tạo với ưu tiên cho nghệ thuật và khoa học; hệ thống chuỗi tổng thể các sự kiện, hội chợ, triển lãm và lễ hội văn hóa cũng như xây dựng và quảng bá danh hiệu "Thành phố sáng tạo".

Trong vai trò người đứng đầu Hà Nội, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ đã làm rõ hơn những nội hàm liên quan đến Hà Nội sẽ như một kinh đô của sáng tạo. Định hướng đến 2030, Hà Nội trở thành thành phố xanh, thông minh hiện đại, phát triển năng động, hiệu quả và có sức cạnh tranh ở châu Á và quốc tế. Ở tầm nhìn đến 2045, Hà Nội có chất lượng cuộc sống cao, có kinh tế-văn hóa-xã hội phát triển toàn diện và bền vững, là thành phố kết nối toàn cầu và có sức cạnh tranh quốc tế.

"Với mục tiêu chiến lược đó, nguồn lực văn hóa và sáng tạo văn hóa luôn là nền tảng, là nguồn sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để xây dựng và phát triển Thủ đô" - đồng chí Vương Đình Huệ nhấn mạnh.

Hà Nội - thành phố sáng tạo là danh hiệu thế kỷ XXI, với tầm nhìn hướng về tương lai, phản ánh khát vọng quốc gia, trở thành một thành viên sáng tạo, tích cực và có trách nhiệm trong khu vực và thế giới.

Hà Nội qua mỗi biến động, thử thách của lịch sử vẫn là một danh xưng, một biểu tượng của niềm tin và hy vọng của cả dân tộc trên những tầng cao của chiến thắng, của trí tuệ, của sáng tạo.

Hà Nội đặt mục tiêu năm 2025 trở thành thành phố có sức cạnh tranh cao trong khu vực, năm 2030 ở tầm châu lục và đến năm 2045 là thành phố kết nối toàn cầu. Tương ứng với lộ trình trên, thành phố đặt mục tiêu đến năm 2025 GRDP bình quân đầu người đạt 8.300-8.500 USD, năm 2030 là 12.000-13.000 USD và năm 2045 đạt trên 36.000 USD.

Quang Lộc

TagTag:

Tin mới hơn

Còn ý kiến khác nhau về đăng ký thường trú, tạm trú Còn ý kiến khác nhau về đăng ký thường trú, tạm trú Chương trình Thương hiệu quốc gia: Khẳng định giá trị, đồng hành doanh nghiệp Chương trình Thương hiệu quốc gia: Khẳng định giá trị, đồng hành doanh nghiệp Năm nhóm vấn đề cử tri cả nước gửi tới Quốc hội khoá XIV Năm nhóm vấn đề cử tri cả nước gửi tới Quốc hội khoá XIV Lãnh đạo Bộ Công Thương trao quyết định bổ nhiệm Tổng Biên tập Báo Công Thương Lãnh đạo Bộ Công Thương trao quyết định bổ nhiệm Tổng Biên tập Báo Công Thương

Tin cũ hơn

Những điểm sáng của nền kinh tế xã hội Chính thức khai mạc kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá XIV Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV: Dành nhiều thời gian cho nội dung kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước Việt Nam - Nhật Bản: Đưa quan hệ đối tác chiến lược phát triển toàn diện, thực chất Lãnh đạo Bộ Công Thương gửi thư chúc mừng phụ nữ ngành Công Thương nhân kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Đồng Tháp: Đưa công nghiệp chế biến thành ngành công nghiệp mũi nhọn Thủ tướng chia sẻ mất mát với nhân dân miền Trung đang chịu bão lũ
[Xem thêm]

Bạn đang đọc bài viết "Kỷ niệm 66 năm ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2020): Khúc ca vì tương lai" tại chuyên mục Tin tức mới. Mọi bài vở cộng tác xin gọi hotline (0931318385hoặc gửi về địa chỉ email (bbt@biztoday.vn).  
#