Lặp lại cú sốc khủng hoảng tài chính năm 2008, chứng khoán Mỹ đối mặt với nhiều rủi ro

21/09/2022 08:54

'Một ngày tàn khốc trên các thị trường rủi ro' khi chỉ số S&P 500 giảm mạnh 4,7% vào ngày 15/9 - mức giảm trong một ngày lớn nhất trong 7 năm. Đây là những dòng diễn tả về cú sốc thị trường xảy ra vào năm 2008.

Lúc đó, những nhân viên ngân hàng chán nản đứng bên ngoài trụ sở của Lehman Brothers khi ngân hàng này tuyên bố phá sản và Bank of America bất ngờ mua lại Merrill Lynch trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Thời gian trôi qua đã 14 năm và lịch sử không lặp lại, nhưng chắc chắn là có yếu tố giống nhau.

Lần này, chỉ số S&P 500 đã giảm hơn 4% vào ngày 13/9 - một mức giảm chưa từng thấy kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng Covid xuất hiện hơn hai năm trước. Chỉ số Nasdaq Composite thậm chí còn tệ hơn khi giảm 5,2%.

Giai đoạn phục hồi hậu Covid trong năm 2022 đang tạo ra những khoảnh khắc đen tối trên thị trường, tương tự như tuần mà Lehman Brothers nói với các nhân viên của họ về việc tuyên bố phá sản.

Có lẽ đó là bởi vì các nhà đầu tư đã phải chịu đựng một cơn choáng váng mỗi lần trong năm nay khi dữ liệu lạm phát của Mỹ trở nên mạnh mẽ một cách đáng ngạc nhiên. Tuần qua cũng không ngoại lệ. Lạm phát giá tiêu dùng của Mỹ đã tăng lên 8,3% trong tháng 8. Con số đó tốt hơn một chút so với mức 8,5% của tháng 7, nhưng cao hơn mức 8,1% mà các nhà phân tích và kinh tế dự báo, đặc biệt là trong bối cảnh giá xăng dầu giảm nhanh chóng.

Điều này đã thổi bay kỳ vọng bớt diều hâu hơn từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Tuy nhiên, một lần nữa, các chuyên gia đầy hy vọng lại thất vọng và việc này sẽ tiếp tục cho đến khi tinh thần được cải thiện.

Các nhà giao dịch hiện nhận thấy cơ hội hợp lý rằng Fed sẽ nâng lãi suất lên 100 điểm cơ bản trong cuộc họp tuần này và bất kỳ điều gì ít hơn 75 điểm cơ bản sẽ là một bất ngờ lớn.

BlackRock so sánh tình huống này với Knut, một con gấu Bắc Cực đã bị mẹ bỏ rơi sau khi sinh ra nhưng may mắn mạnh khỏe nhờ bàn tay chăm sóc của con người. Sau khi một tờ báo của Đức chạy một trích dẫn từ một nhà hoạt động quyền động vật chỉ trích việc giữ gấu con trong điều kiện nuôi nhốt, người hâm mộ trên toàn thế giới tập hợp hỗ trợ việc con người nuôi chú gấu này. Những nhà hoạt động trong phong trào bảo vệ quyền thú vật phản đối kịch liệt. Theo họ, khi một con gấu bị mẹ chối bỏ nhất định có nguyên nhân nên việc con người mang về nuôi có nghĩa là đã can thiệp vào sự chọn lọc tự nhiên. Sau đó, phương tiện truyền thông điên cuồng và các cuộc phản đối lan rộng diễn ra, cuối cùng đã cứu được mạng sống của Knut.

Theo BlackRock, có vẻ như các ngân hàng trung ương thà để cho nền kinh tế “chết đi” để tránh bất kỳ rủi ro nào do kỳ vọng lạm phát giảm xuống. Điều quan trọng là nền kinh tế đi đến đâu, danh mục đầu tư của bạn có thể theo sau. Và có thể đã đến lúc bạn nên tìm một người trông coi vườn thú thân thiện, hoặc một số người phản đối thông cảm.

Vậy tại sao thị trường lại biến động mạnh mỗi khi có thông tin về lạm phát? Trevor Greetham, người đứng đầu bộ phận đa tài sản tại Royal London Asset Management cho biết: “Đó là nỗ lực thành công của kỳ vọng so với kinh nghiệm. Nếu bạn từng nói với bất kỳ ai trong chúng tôi vào ba năm trước rằng, chúng tôi sẽ đối mặt với lạm phát 22% ở Anh nếu chính phủ không có hành động nào về kiểm soát giá năng lượng, chúng tôi sẽ không tin bạn. Đó là một sự thay đổi chế độ lớn. Mọi người vẫn muốn lạm phát chỉ là nhất thời và tạm thời, nhưng không phải là vậy”.

Ngoài việc cổ phiếu giảm theo kiểu năm 2008, tất cả điều này tạo ra sự dao động lớn đối với đồng đô la và trong thị trường trái phiếu chính phủ thường tỉnh táo hơn. Một số nhà phân tích lo ngại rằng, những sai sót cấu trúc lâu dài trên thị trường trái phiếu đang trở nên nguy hiểm.

BofA đã mô tả các vết nứt trong trái phiếu Kho bạc Mỹ là “một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với sự ổn định tài chính toàn cầu ngày nay, có khả năng tồi tệ hơn cả bong bóng bất động sản năm 2004 - 2007". Nếu các gợn sóng không được kiểm soát, việc thắt chặt định lượng - quá trình Fed cắt giảm bảng cân đối kế toán trong thời kỳ khủng hoảng - có thể là yếu tố đưa thị trường này vượt lên.

Ông Trevor Greetham nói một cách thú vị rằng: “Cho dù đó là thắt chặt định lượng hay chỉ là sự sai lầm của các ngân hàng trung ương bởi cuộc khủng hoảng Covid, thì đó đều là một điều giống nhau”.

Nhận thức đúng đắn là một điều tốt đẹp, nhưng rõ ràng hơn là vào thời điểm thị trường được hỗ trợ quá xa bởi các ngân hàng trung ương trong thời gian quá dài. Việc điều chỉnh sự mất cân bằng này sẽ tiếp tục châm ngòi cho những đợt sụt giảm và các xu hướng hồi phục trên thị trường gấu, đây cũng là đặc trưng của cuộc khủng hoảng 2008 - 2009.

Bạn đang đọc bài viết "Lặp lại cú sốc khủng hoảng tài chính năm 2008, chứng khoán Mỹ đối mặt với nhiều rủi ro" tại chuyên mục Chứng khoán. Mọi bài vở cộng tác xin gọi hotline (0931318385hoặc gửi về địa chỉ email (bbt@biztoday.vn).  
#