Tại thời điểm quý II, doanh thu hoạt động tài chính của FLCHomes (FHH) giảm mạnh 63% trong khi chi phí tài chính tăng gấp 3 lần do trích lập dự phòng khoản đầu tư tại công ty con.
Cụ thể, doanh thu thuần quý II của Công ty cổ phần Đầu tư Kinh doanh Phát triển Bất động sản FLCHomes giảm mạnh hơn 68% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống 96,1 tỷ đồng. Doanh thu từ hoạt động tài chính cũng chỉ còn 19 tỷ, giảm hơn 62%.
Chi phí tài chính lại tăng gấp hơn 3 lần lên 54 tỷ đồng, trong đó chi phí lãi vay 13,8 tỷ và còn lại là tiền trích lập dự phòng giảm giá đầu tư tại các doanh nghiệp như Công ty Sản xuất và Nhập khẩu Nông sản Fam, Cemaco, FLC Biscom. Các chi phí khác như bán hàng, quản lý doanh nghiệp cũng tăng nhẹ, lần lượt lên 13,7 tỷ và 22,7 tỷ đồng. Các yếu tố này đã khiến FLCHomes lỗ sau thuế 54 tỷ đồng.
Đây cũng là quý đầu tiên doanh nghiệp của FLC báo lỗ kể từ giữa năm 2019. Khoản lỗ này đã khiến FLCHomes lỗ hơn 43,6 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm, tương đương gần 30% kế hoạch lỗ cả năm 2022.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2022,
Ở chiều ngược lại, FLCHomes phải trả cho Tập đoàn FLC gần 93 tỷ đồng và cho FLC Faros gần 10 tỷ đồng. Các con số này đều chưa bao gồm những công ty con và công ty liên kết của FLC Faros và Tập đoàn FLC như Bamboo Airways, FLC Land, FLC Travel, ....
FLCHomes, FLC Faros và Tập đoàn FLC không phải là công ty mẹ - con của nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết thông qua việc có chung lãnh đạo chủ chốt và hợp tác kinh doanh. Vì vậy, việc các doanh nghiệp này có giao dịch và dư nợ với nhau là điều dễ hiểu.
Tổng Giám đốc Tập đoàn FLC Bùi Hải Huyền hiện cũng là Chủ tịch Hội đồng quản trị của FLCHomes. Bà Trần Thị Hương, Thành viên HĐQT FLC Faros, đồng thời là Tổng Giám đốc FLCHomes.
Xây dựng FLC Faros là đơn vị thi công nhiều dự án của Tập đoàn FLC. FLCHomes là thương hiệu bất động sản được độc quyền phân phối quỹ dự án của Tập đoàn FLC như FLC Green Apartment, Bamboo Airways Tower, FLC Complex Phạm Hùng, FLC Star Tower, FLC Sea Tower, FLC Garden City, …
Năm nay, FLCHomes dự kiến tiếp tục nghiên cứu, ra mắt các dự án tại Hà Nội, Quảng Ninh, Quảng Bình, Quy Nhơn... Trong đó, doanh nghiệp này có kế hoạch phân phối ra thị trường các dự án biệt thự FLC Hạ Long, tổ hợp khách sạn, nghỉ dưỡng FLC Quảng Ninh, Condotel FLC Coastal Hill, FLC Eo Gió Sun Bay Quy Nhơn...
FLCHomes sẽ tổ chức phiên họp thường niên lần 2 vào cuối tháng này sau khi phiên họp lần 1 bất thành vì chỉ có hơn 50 cổ đông chiến khoảng 5,6% vốn điều lệ của công ty này tham dự. Tại phiên họp này, FLCHomes sẽ miễn nhiệm chính thức thành viên HĐQT Hương Trần Kiều Dung và bầu người thay thế.
Sau khi ông Trịnh Văn Quyết bị bắt hồi cuối tháng 3, nhiều địa phương đã rà soát các dự án bất động sản của FLC dù tập đoàn này khẳng định vẫn cam kết đầu tư theo kế hoạch. Hồi tháng 5, Thanh Hoá thu hồi dự án Khu công nghiệp Hoàng Long với quy mô gần 287 ha do FLC làm chủ đầu tư. Dự án này có tổng vốn 2.300 tỷ đồng, dự kiến tạo việc làm cho 60.000-80.000 lao động được khởi công từ tháng 9/2015 nhưng đến nay vẫn bỏ hoang.
Quảng Ngãi cũng đang muốn thu hồi 9 dự án của FLC với tổng vốn gần 18.000 tỷ đồng chưa triển khai. Gia Lai đã thu hồi chủ trương đầu tư nhiều dự án của FLC tại tỉnh này. Gần đây nhất, UBND huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) từ chối tập đoàn FLC dự án khu đô thị Nam sông Đa Nhim trên diện tích hơn 153 ha với tổng vốn đầu tư hơn 13.000 tỷ đồng.
Ở một diễn biến khác, trước khi FLCHomes công bố báo cáo tài chính quý II thì trước đó FLC Stone cũng đã công bố báo cáo tài chính. Theo đó, doanh nghiệp này ghi nhận lỗ sau thuế hơn 22 tỷ đồng. Đây cũng là quý thua lỗ đầu tiên của FLC Stone kể từ khi công khai tài chính năm 2014 đến nay.