Sử gia Copley tin rằng với việc rút quân và sơ tán công dân vội vã khỏi Afghanistan, hình ảnh của Hoa Kỳ đang bị suy giảm nghiêm trọng cả trong nước lẫn quốc tế.
Cuộc bầu cử tổng thống năm ngoái cho thấy dân chúng - nói một cách nhẹ nhàng là bị phân tâm khỏi việc thực hiện sứ mệnh toàn cầu vốn đã quen thuộc của nước Mỹ.
Washington có khả năng củng cố sức mạnh của đất nước vào thời điểm gặp nhiều nguy hiểm. Nhưng điều gì có thể được xem động cơ? Chiến tranh tại đảo Đài Loan hay cuộc đối đầu giữa Trung Quốc với Nhật Bản? Thêm vào đó, liệu chính quyền hiện nay có thể đáp ứng những đòi hỏi như vậy hay không?
"Trước đây, yếu tố chiến lược để ứng phó với thách thức là giá trị của các quyền tự do cá nhân của phương Tây, kể cả ở nước ngoài, giúp phát triển thương mại tư nhân, tạo ra dòng vốn, ý tưởng...", sử gia Copley giải thích.
Tuy nhiên những năm gần đây chứng kiến sự chậm lại trong việc ứng phó với thách thức từ nhiều lĩnh vực khác nhau. Điều này là do sự gia tăng các khoản nợ bên ngoài của Hoa Kỳ. Tương lai gần, tập thể phương Tây - dẫn đầu là Mỹ sẽ tiếp tục gặp khó khăn trong ứng phó so với các thập kỷ trước.
Mỹ đã mất chỗ đứng tại Trung Á sau khi rút quân khỏi Afghanistan
Nhà sử học Mỹ tin rằng tình hình hiện tại cũng chứng tỏ rằng đối thủ chiến lược của Washington là Bắc Kinh đã có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu dầu và khí đốt từ Trung Đông cũng như Iran.
Nhà Trắng cũng không thể trực tiếp gây áp lực lên Bắc Kinh do Tổng thống Biden tránh tuân thủ đường lối chống Trung Quốc, không giống như người tiền nhiệm Donald Trump.
Việc mở rộng kinh tế qua Trung Á tạo cơ hội cho Trung Quốc củng cố vị thế của mình trong nước và trên trường quốc tế.
"Tuy vậy, Ấn Độ dường như là người hưởng lợi chính trong thất bại của Hoa Kỳ ở Afghanistan", tác giả người Mỹ viết
Ngoài ra theo ý kiến của ông Copley, Ấn Độ nhận thức được sự gia tăng ảnh hưởng của họ, và cùng với đó là sự tin tưởng vào sức mạnh của mình trong vấn đề đối đầu với Trung Quốc. Khu vực Trung Á mở ra triển vọng phát triển quan hệ kinh tế cũng như chiến lược riêng cho New Delhi.
Nhưng đồng thời có khả năng xảy ra một cuộc xung đột quân sự mới giữa Ấn Độ với Pakistan, bởi vì New Delhi cần phát triển đường tiếp cận đến Trung Á và "cắt" cây cầu trên bộ qua Kashmir do Quân đội Pakistan kiểm soát.
Kết luận, chuyên gia Gregory Copley lưu ý: "Hoa Kỳ đã mất quyền tiếp cận chiến lược vào Trung Á, 30 năm hiện diện trong khu vực đã chứng tỏ thái độ sai lầm của Washington đối với Afghanistan".
"Hơn nữa, việc nước Mỹ thiếu các mục tiêu chiến lược sau Chiến tranh Lạnh và thiếu hiểu biết về vị trí ban đầu đối với các lực lượng của họ ở Afghanistan sau sự kiện 11/9 đã trở thành hệ quả của những sự kiện ngày nay".