Phạt đến 1 tỉ đồng đối với hành vi nhập khẩu phế liệu chứa chất phóng xạ

Từ ngày 25/8/2022, hành vi nhập khẩu phế liệu chứa chất phóng xạ sẽ bị phạt tiền đến 1 tỉ đồng đối với cá nhân; mức phạt tiền sẽ tăng gấp đôi đối với tổ chức.

Theo Nghị định số 45/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, vừa được Chính phủ ban hành, thì hành vi nhập khẩu phế liệu chứa chất phóng xạ; nhập khẩu phế liệu không thuộc danh mục phế liệu được phép nhập khẩu. Theo đó, sẽ bị phạt tiền từ 900 triệu đồng đến 1 tỉ đồng đối với cá nhân.

Theo Nghị định số 45/2022/NĐ-CP hành vi nhập khẩu phế liệu chứa chất phóng xạ sẽ bị phạt tiền đến 1 tỉ đồng đối với cá nhân; mức phạt tiền sẽ tăng gấp đôi đối với tổ chức.

Theo Nghị định số 45/2022/NĐ-CP hành vi nhập khẩu phế liệu chứa chất phóng xạ sẽ bị phạt tiền đến 1 tỉ đồng đối với cá nhân; mức phạt tiền sẽ tăng gấp đôi đối với tổ chức.

Theo Điều 35. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài.

Phạt tiền từ 900 trăm triệu đồng đến 1 tỷ đồng đối với hành vi nhập khẩu phế liệu có chứa chất phóng xạ; nhập khẩu phế liệu không thuộc Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường.

Ngoài ra, Nghị định 45/2022/NĐ-CP trên cũng quy định phạt tiền từ 100 - 130 triệu đồng đối với hành vi kho hoặc bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất; lưu giữ phế liệu nhập khẩu tại khu vực không phải là kho, bãi lưu giữ đã được cấp giấy phép môi trường.

Số tiền phạt sẽ tăng lên 130 - 150 triệu đồng đối với một trong các hành vi không có kho hoặc bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu đáp ứng điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất; không ký hợp đồng trực tiếp với tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất.

Tương tự, phạt tiền từ 150 - 170 triệu đồng đối với một trong các hành vi: không có công nghệ, thiết bị tái chế, tái sử dụng phế liệu theo quy định; không xử lý tạp chất đi kèm phế liệu hoặc không chuyển giao tạp chất cho đơn vị có chức năng xử lý theo quy định; không phân định, phân loại chất thải phát sinh từ quá trình sử dụng phế liệu nhập khẩu để có phương án xử lý chất thải phù hợp theo quy định.

Phạt tiền từ 170 - 200 triệu đồng đối với hành vi nhập khẩu phế liệu vượt quá khối lượng cho phép trong giấy phép môi trường; từ 200 - 230 triệu đồng đối với hành vi sử dụng phế liệu nhập khẩu không đúng quy định; phạt tiền từ 230 - 250 triệu đồng đối với hành vi nhập khẩu phế liệu không đúng chủng loại theo quy định.

Mức phạt tiền trong các với hành vi trên sẽ tăng gấp đôi đối với tổ chức.

Theo đó, Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tái xuất hoặc tiêu hủy trong trường hợp không thể tái xuất đối với các hành vi vi phạm quy định tại điểm d, đ và e khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều này; Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về nhập khẩu phế liệu vi phạm quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này; Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy định và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này gây ra.

Ngày 07/7/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Nghị định 45/2022/NĐ-CP này có hiệu lực thi hành từ ngày 25/8/2022.