thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Tháng 6 nhiều “ông lớn” đã phát hành khối lượng lớn trái phiếu doanh nghiệp bất động sản
Hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp bất động sản trong Quý II/2022 tiếp tục suy giảm với giá trị gần 8,6 nghìn tỷ, giảm sâu tới 79% so với quý trước.
Đẩy mạnh thanh tra, chấn chỉnh thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Ngày 20/7, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã ký văn bản gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các đơn vị liên quan yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, chấn chỉnh thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN).
Thách thức gọi vốn của doanh nghiệp bất động sản khi thị giá cổ phiếu giảm sâu
Khi thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang trong giai đoạn chờ các quy định mới chấn chỉnh tình trạng phát hành dễ dãi thời gian qua và room tín dụng không còn nhiều, thì kế hoạch phát hành cổ phiếu huy động vốn triển khai dự án lại gặp thách thức vì giá cổ phiếu giảm sâu.
Năm "trả nợ" trái phiếu địa ốc
Năm 2022, giá trị trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn của các doanh nghiệp bất động sản đạt 123.400 tỷ đồng, trong đó 84,5% đến từ công ty chưa niêm yết.
Hơn 123.000 tỷ trái phiếu đáo hạn trong năm 2022, nhóm doanh nghiệp BĐS xoay sở thế nào?
KBSV cho rằng, tình hình hoạt động ở nhóm BĐS niêm yết nói riêng và lĩnh vực BĐS nói chung sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực trong hai quý cuối năm khi dòng tiền vào lĩnh vực này bị siết chặt cả từ kênh phát hành TPDN và dòng vốn tín dụng.
Loạt ngân hàng nhỏ phát hành trái phiếu "ôm" về hàng nghìn tỷ
Bất chấp cảnh báo từ thị trường trái phiếu, từ đầu năm đến nay, loạt ngân hàng nhỏ huy động vốn qua phát hành trái phiếu thu về hàng nghìn tỷ đồng như OCB phát hành thành công 2.600 tỷ đồng; MSB thu về 2.000 tỷ đồng; VIB huy động được 5.984 tỷ đồng…
"Quán quân" vay nợ trái phiếu gọi tên ai?
10 doanh nghiệp phát hành trái phiếu nhiều nhất năm 2021 đều là các ngân hàng, với tổng nợ lên tới 150.000 tỷ đồng. Nhiều công ty bất động sản có tổng lượng phát hành vượt vốn chủ sở hữu.
Cảnh báo vỡ nợ chéo từ “quả bom” trái phiếu - Kỳ 4: Lối nào tránh vết xe đổ?
Làm thế nào để bảo vệ nhà đầu tư mà vẫn tạo điều kiện cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) phát triển là thách thức lớn với cơ quan quản lý.
Ngân hàng làm ‘sân sau’ cho các ông chủ doanh nghiệp phát hành trái phiếu
Các chuyên gia cảnh báo đang có tình trạng ngân hàng làm sân sau cho các ông chủ tư vấn, bảo lãnh phát hành trái phiếu . Nếu không giám sát, nguy cơ Việt Nam sẽ có các tập đoàn tài chính như các chaebol Hàn Quốc.
"Điểm mù" trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Nhiều chuyên gia cho rằng, Nghị định 153/2020/NĐ-CP sửa đổi chưa làm rõ vai trò, trách nhiệm của các trung gian tài chính, tác nhân tạo nên tình trạng “vàng như thau” trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp...
Trùng điệp trái phiếu Nova Group
Công ty CP Tập đoàn đầu tư địa ốc Nova (Nova Group) hoạt động trong các lĩnh vực bất động sản, thương mại, dịch vụ, nông nghiệp, hàng tiêu dùng, là tập đoàn bất động sản thuộc hàng lớn nhất Việt Nam, sở hữu hàng chục dự án trải khắp từ bắc vào nam. Tính đến thời điểm 31/12/2021, Nova Group có tổng tài sản khoảng 202.000 tỷ đồng, với hệ sinh thái gồm 86 công ty con trực tiếp và gián tiếp, 8 công ty liên kết, sở hữu quỹ đất khoảng 5.400 ha với hơn 50 dự án bất động sản đô thị, du lịch quy mô lớn. Nova Group tăng trưởng mạnh mẽ trong khoảng 10 năm trở lại đây với việc thâu tóm hàng loạt dự án và phát triển quỹ đất lớn tại hầu hết các địa điểm thu hút du lịch nổi tiếng như Bà Rịa-Vũng Tàu, Phan Thiết, Đồng Nai...
Lộ trình phát triển thị trường trái phiếu đến 2030 - Phấn đấu dư nợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp đạt 20% GDP
Phát triển thị trường trái phiếu ổn định, cấu trúc hoàn chỉnh, đồng bộ về các yếu tố cung - cầu; mở rộng cơ sở nhà đầu tư, tăng quy mô và chất lượng hoạt động, đa dạng hóa các sản phẩm, nghiệp vụ, đảm bảo thị trường hoạt động công khai, minh bạch và hiệu quả. Phấn đấu đưa dư nợ thị trường trái phiếu đạt khoảng 65% GDP vào năm 2030, trong đó, dư nợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đạt khoảng 20% GDP.
Trái phiếu doanh nghiệp năm 2022: Siết thị trường đi vào khuôn khổ
Gần 1,2 triệu tỷ đồng đang được doanh nghiệp huy động qua thị trường trái phiếu. 'Bom nợ' này có điểm rơi đáo hạn sau vài năm nữa, buộc cơ quan quản lý phải có nhiều động thái siết chặt.
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp: Nguy cơ 'bom nợ'
Trái phiếu doanh nghiệp luôn là kênh huy động vốn ưa thích của doanh nghiệp bởi huy động nhanh và ít thủ tục. Nhà đầu tư cũng thích tìm kiếm lợi nhuận từ lãi suất trái phiếu doanh nghiệp cao. Do đó, càng trong điều kiện kinh tế khó khăn thì thị trường trái phiếu doanh nghiệp càng sôi động hơn. Lợi nhuận cao luôn đi kèm với rủi ro lớn.