Trao đổi với Tiền Phong vào sáng 12/1, ông Ngụy Cao Thắng, Giám đốc Trung tâm Đấu giá tài sản Nhà nước TPHCM cho biết, đến thời điểm hiện tại Trung tâm vẫn chưa nhận được văn bản chính thức của Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Ngôi Sao Việt (thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh)-đơn vị trúng đấu giá lô đất 3-12 ở Thủ Thiêm, đơn phương hủy hợp đồng mua bán đấu giá tài sản.
Đứng ở góc độ pháp lý, Luật sư Lê Trung Phát, Đoàn Luật sư TPHCM cho rằng, phiên đấu giá diễn ra ngày 10/12/2021 đã xác định được đơn vị trúng đấu giá cho từng lô đất được đem ra đấu giá. Theo quy định, cuộc đấu giá được xem là kết thúc thành công khi đấu giá viên công bố người trúng đấu giá và các bên tham dự (có cả người trúng đấu giá) ký vào biên bản đấu giá.
Việc đấu giá này là nhằm giao đất có thu tiền sử dụng đất, nên theo quy định tại Thông tư liên tịch số 14/2015, phải tiến hành thủ tục phê duyệt kết quả trúng đấu giá, mà cụ thể là UBND TPHCM đã ban hành quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá vào ngày 30/12.
TPHCM sẽ tổ chức đấu giá lại lô đất 3-12 trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm, chứ không bán cho người trả giá cao liền kề.
Như vậy, theo quy định tại Điều 48 Luật đấu giá tài sản 2016, kể từ lúc công bố kết quả trúng đấu giá thì người trúng đấu giá sẽ phải thực hiện nghĩa vụ của mình. Nhưng vì trường hợp này cần có quyết định công nhận, nên trường hợp này, đơn vị trúng đấu giá sẽ bắt đầu thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo thông báo nộp tiền từ cơ quan thuế. Cụ thể là theo thông báo mà Cục thuế TPHCM ban hành vào ngày 6/1/2022.
Trường hợp này, bắt buộc các cơ quan có liên quan sẽ trình hồ sơ lên UBND TPHCM. Căn cứ vào điểm D khoản 5 Điều 68 Nghị định 43/2014, UBND TPHCM sẽ ban hành quyết định hủy quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá trước đó.
Theo quy định, số tiền đặt trước sẽ chuyển thành tiền cọc theo quy định tại khoản 5 Điều 39 của Luật đấu giá tài sản. Vì vậy, nếu đơn vị này tiếp tục không thực hiện nghĩa vụ, xem như họ bỏ cọc và mất số tiền này.
Như vậy, phải tổ chức lại phiên đấu giá mới. Và tất nhiên, hiện nay chưa có quy định nào liên quan đến việc xác định mức giá trần cho các phiên đấu giá bằng hình thức trả giá lên. Nên dù muốn hay không muốn, thì đơn vị tổ chức phiên đấu tiếp theo cũng không thể khống chế các đơn vị tham gia đấu giá được trả mức giá cao.
Trước đó,
Theo đó, việc này là nhằm bảo đảm một phần ổn định thị trường kinh doanh bất động sản, lợi ích của tập thể, của xã hội lên trên... Đồng thời ông Dũng cũng gửi đến quý lãnh đạo cao cấp lời xin lỗi chân thành nhất.