Thị trường phân hóa, cổ phiếu thép tăng mạnh

Dòng tiền tiếp tục sụt giảm sáng nay và độ rộng co hẹp dần dưới sức ép từ nhóm blue-chips lớn. Tuy vậy vẫn đang có khá nhiều cổ phiếu đi ngược dòng và thanh khoản tích cực, nổi bật là nhóm thép. Nhà đầu tư vẫn đang nỗ lực tìm kiếm cơ hội riêng lẻ...

chung-khoan-1669273142.png Nhóm cổ phiếu tài chính sáng nay khá yếu, áp lực giảm vượt trội là một thiệt thòi cho các chỉ số.

 

Dòng tiền tiếp tục sụt giảm sáng nay và độ rộng co hẹp dần dưới sức ép từ nhóm blue-chips lớn. Tuy vậy vẫn đang có khá nhiều cổ phiếu đi ngược dòng và thanh khoản tích cực, nổi bật là nhóm thép. Nhà đầu tư vẫn đang nỗ lực tìm kiếm cơ hội riêng lẻ...

VN-Index vượt nhẹ tham chiếu lúc 10h20, tăng cao nhất 0,43% nhưng phần lớn thời gian nằm dưới tham chiếu. Kết phiên sáng chỉ số đã giảm 0,75% tương đương -7,08 điểm với 159 mã tăng/231 mã giảm.

Sức ép lên chỉ số này này chủ yếu là các blue-chips VN30, khi chỉ số đại diện rổ cũng giảm 0,81% và chỉ có 11 mã tăng/18 mã giảm. Ngoài PDR giảm sàn, bất ngờ là MWG cũng bị bán đột biến. Cổ phiếu này bị xả ngay khi thị trường vừa mở cửa, rớt ngay 3,21% và chỉ trong chưa đầy 15 phút kế tiếp đã rơi xuống tận giá sàn. Khoảng 5,66 triệu cổ phiếu bị xả ra tương đương 214,3 tỷ đồng, đưa MWG lên vị trí số 1 thị trường về thanh khoản, tiếc là do áp lực bán tháo quá mạnh. Mới phiên sáng giao dịch của MWG đã gấp 3 lần cả phiên hôm qua.

Ngoài MWG, MSN cũng gây bất ngờ với lực bán mạnh đẩy giá giảm 4,84%. Mở cửa MSN đã giảm ngay 1,51% nhưng chỉ bị ép mạnh từ khoảng 10h30 trở đi. Điểm khác là MSN có nhịp tăng mạnh từ đáy tháng 10 lên đỉnh khoảng 33%. Mức giảm mạnh ở hai mã này khiến VN-Indẽ mất 2,7 điểm.

Trạng thái phân hóa xuất hiện ngay cả ở nhóm VN30 dù độ rộng vẫn nghiêng về phía tiêu cực. Trong bối cảnh thanh khoản sụt giảm nhiều, đây là diễn biến có lợi, cho thấy vẫn có các cổ phiếu bị bán không nhiều và cân bằng cung cầu. VIC tăng 1,01%, ACB tăng 1,69%, PLX tăng 3,19%, VRE tăng 1,34%, HPG tăng 1,09% là những cổ phiếu nỗ lực cân bằng điểm số.

Nhóm thép nói riêng và vật liệu nói chung sáng nay giao dịch tốt. Ngoài HPG, HSG thậm chí tăng kịch trần, NLG tăng 4,02%, POM tăng 4,48%, VGS tăng 6,33%, TLH tăng 1,85%... Chỉ số nhóm vật liệu VNMAT tăng 0,92% là chỉ số nhóm ngành duy nhất trên HoSE còn xanh.

Cổ phiếu bất động sản vẫn chứng kiến  PDR giảm sàn. PDR là 108,1 tỷ đồng. Ngoài ra thêm BII, HPX, NBB, KHG, NRC cũng đang giảm sàn. Ngược lại, HAG thậm chí tăng kịch trần với hơn 3,6 triệu cổ đang dư mua giá cao nhất. CEO, NLG, LGL, ITC đang tăng trên 2%.

vn-index-1669273187.png VN-Index đang giảm nhẹ hơn so với đa số cổ phiếu.

 

Nhìn chung độ phân hóa không thật sự thể hiện ưu thế bên nào rõ ràng trên tổng thể thị trường, nhưng với từng mã, sức mạnh cung cầu khác nhau đáng kể. Trong khi tổng thanh khoản hai sàn niêm yết lại tụt giảm 5% so với sáng hôm qua thì đây là một trạng thái có lợi, ít nhất là còn địa chỉ để nhà đầu tư kiếm lời. Với 3.371 tỷ đồng khớp lệnh thành công ở hai sàn, thanh khoản rơi xuống mức thấp nhất 20 phiên.

Nhà đầu tư nước ngoài sáng nay cũng giao dịch không rõ ràng, mua bán tương đối cân bằng, mức ròng chỉ khoảng +63,3 tỷ đồng ở HoSE. Cụ thể, khối này bán ra 504,9 tỷ đồng, mua vào 568,3 tỷ đồng. Không có cổ phiếu nào được mua bán vượt trội, VNM lớn nhất phía mua với +26,4 tỷ và VCB lớn nhất phía bán với -10,8 tỷ đồng.

Hiện HoSE đang ghi nhận 129 cổ phiếu giảm giá từ 1% trở lên, trong đó 15 mã giảm sàn. Sức ép ở phía giảm đang mạnh hơn so với chỉ số và đây là điều nhà đầu tư cần chú ý. Danh mục có thể sụt giảm nhiều hơn những gì VN-Index thể hiện.