Chi nhánh ngân hàng VDB liên quan đến sai phạm trong quản lý và sử dụng đất tại Bình Thuận

Theo Thanh tra Bình Thuận, trong quá trình lập thẩm định năng lực tài chính của Công ty Hoàng Linh chi nhánh ngân hàng VDB đã làm không sát thực tế. Tại từng đợt giải ngân, ngoài các giấy tờ do Công ty Hoàng Linh cung cấp, ngân hàng VDB chưa thu thập, lưu giữ chứng từ, hóa đơn liên quan đến chi phí của dự án trồng 460 ha cây cao su...

Nhiều sai phạm trong quản lý và sử dụng đất

Thanh tra tỉnh Bình Thuận vừa chỉ ra nhiều sai phạm về việc quản lý, sử dụng đất để thực hiện dự án trồng cao su, trồng rừng nguyên liệu của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bình Thuận (Công ty Lâm nghiệp Bình Thuận) và sai phạm trong việc chấp hành thuế, khoản vay nợ ngân hàng của Công ty TNHH Hoàng Linh (Công ty Hoàng Linh).

Theo đó, Công ty Lâm nghiệp Bình Thuận được UBND tỉnh cho thuê 748,88 ha đất và cấp Giấy chứng nhận đầu tư với quy mô 805 ha đất để trồng cây cao su và trồng rừng nguyên liệu tại xã La Dạ, huyện Hàm Thuận Bắc nhưng chưa thực hiện đầy đủ thủ tục về đất đai và đầu tư dự án theo quy định. Cụ thể: chưa hoàn thành thủ tục thuê đất để thực hiện nghĩa vụ tài chính và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; chưa liên hệ Sở Tài nguyên và Môi trường để được hướng dẫn lập, trình phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án theo quy định.

Không chỉ vậy, mặc dù chưa hoàn thành các thủ tục về đất đai nhưng Công ty Lâm nghiệp Bình Thuận đã thực hiện ký Hợp đồng hợp tác sản xuất kinh doanh trồng cây cao su với Công ty Hoàng Linh diện tích 460 ha đất, trong đó có 40,06 ha đất thuộc dự án 805 ha mà Công ty Lâm nghiệp Bình Thuận chưa được Nhà nước cho thuê đất, chưa nộp tiền thuê đất, để đất đai bị lấn, chiếm.

Qua đó, Công ty Lâm nghiệp Bình Thuận chưa thực hiện đúng quy định về đất đai, chưa quản lý tốt đất đai và có biểu hiện tùy tiện trong sử dụng đất nhà nước cho thuê.

 

Nhiều sai phạm trong quản lý và sử dụng đất  Thanh tra tỉnh Bình Thuận vừa chỉ ra nhiều sai phạm về việc quản lý, sử dụng đất để thực hiện dự án trồng cao su, trồng rừng nguyên liệu của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bình Thuận (Công ty Lâm nghiệp Bình Thuận) và sai phạm trong việc chấp hành thuế, khoản vay nợ ngân hàng của Công ty TNHH Hoàng Linh (Công ty Hoàng Linh). Theo đó, Công ty Lâm nghiệp Bình Thuận được UBND tỉnh cho thuê 748,88 ha đất và cấp Giấy chứng nhận đầu tư với quy mô 805 ha đất để trồng cây cao su và trồng rừng nguyên liệu tại xã La Dạ, huyện Hàm Thuận Bắc nhưng chưa thực hiện đầy đủ thủ tục về đất đai và đầu tư dự án theo quy định. Cụ thể: chưa hoàn thành thủ tục thuê đất để thực hiện nghĩa vụ tài chính và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; chưa liên hệ Sở Tài nguyên và Môi trường để được hướng dẫn lập, trình phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án theo quy định.   Không chỉ vậy, mặc dù chưa hoàn thành các thủ tục về đất đai nhưng Công ty Lâm nghiệp Bình Thuận đã thực hiện ký Hợp đồng hợp tác sản xuất kinh doanh trồng cây cao su với Công ty Hoàng Linh diện tích 460 ha đất, trong đó có 40,06 ha đất thuộc dự án 805 ha mà Công ty Lâm nghiệp Bình Thuận chưa được Nhà nước cho thuê đất, chưa nộp tiền thuê đất, để đất đai bị lấn, chiếm.  Qua đó, Công ty Lâm nghiệp Bình Thuận chưa thực hiện đúng quy định về đất đai, chưa quản lý tốt đất đai và có biểu hiện tùy tiện trong sử dụng đất nhà nước cho thuê.  Thanh tra tỉnh Bình Thuận cho biết thêm, trong quá trình hợp đồng hợp tác sản xuất kinh doanh, Công ty Lâm nghiệp Bình Thuận chưa bàn giao đủ đất (đất trồng được cao su) cho Công ty Hoàng Linh nên Công ty chỉ trồng được 376,897 ha/460 ha cây cao su theo hợp đồng đã ký kết, dẫn đến phát sinh mâu thuẫn trong hợp tác sản xuất kinh doanh làm cho dự án không hiệu quả, đến nay Công ty Lâm nghiệp chưa được phân phối lợi nhuận sản lượng khai thác mủ cao su do Công ty Hoàng Linh không thống nhất phân chia lợi nhuận theo như hợp đồng đã ký.   Đối với phần diện tích 172,5 ha/549,4 ha đã bàn giao nhưng không trồng được cao su, Công ty Lâm nghiệp chưa có biện pháp xử lý để sử dụng đất có hiệu quả gây lãng phí tài nguyên đất. Mặc dù Công ty Hoàng Linh chỉ trồng được 376,8 ha/460 ha cây cao su nhưng Công ty Lâm nghiệp Bình Thuận đã xác nhận Công ty Hoàng Linh đã trồng 460 ha để lập hồ sơ vay vốn ngân hàng là chưa đúng thực tế.   Bên cạnh đó Công ty Hoàng Linh còn sai phạm nghiêm trọng trong vấn đề thuế, nợ đọng thuế kéo dài, không thực hiện nộp đủ các khoản nợ thuế vào ngân sách nhà nước theo quy định dẫn đến bị cơ quan thuế đóng mã số thuế và đề nghị cưỡng chế bằng biện pháp thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhiều lần.   Kết luận của thanh tra của tỉnh Bình Thuận cho biết thêm, mặc dù trong thời gian dài (từ năm 2015 đến năm 2019) Công ty Hoàng Linh có phát sinh doanh thu từ thu hoạch mủ cao su nhưng khai báo thuế không có, trốn tránh việc kê khai nộp thuế. Cơ quan thuế đã kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm, trong đó truy thu thuế tổng số tiền gần 71,2 triệu đồng. Riêng Chi nhánh La Dạ hiện nay đã không còn tồn tại, cũng không còn hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa chỉ đăng ký, còn nợ thuế số tiền hơn 3,4 triệu đồng.   Ngân hàng VDB chi nhánh Bình Thuận có liên quan gì?  Thanh tra tỉnh Bình Thuận cho biết, Công ty Hoàng Linh lập hồ sơ vay vốn tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam (Ngân hàng VDB) - Chi nhánh Bình Thuận chưa đúng thực tế (thực tế chỉ trồng 376,8 ha/460 ha cao su) nhưng làm hồ sơ vay, giải ngân để trồng, chăm sóc 460 ha cao su, chưa trả nợ gốc và lãi đúng hạn theo quy định trong hợp đồng tín dụng đã ký.   Cụ thể, Thanh tra của tỉnh Bình Thuận phát hiện, trong quá trình thẩm định năng lực tài chính của chủ đầu tư, tính khả thi cũng như phương án trả nợ vốn vay không sát thực tế. Theo đó, cán bộ thẩm định đánh giá Công ty Hoàng Linh có đủ năng lực tài chính để thực hiện trồng và chăm sóc diện tích cao su tại xã La Dạ (huyện Hàm Thuận Bắc) ngoài vốn vay tại Chi nhánh Ngân hàng VDB là 14,5 tỉ đồng thì còn có vốn chủ sở hữu tham gia vào dự án (vốn tự có) là nguồn thu từ các dự án trước đó của Công ty Hoàng Linh khoảng 12,3 tỉ đồng.   Nhưng qua xem xét các Báo cáo tài chính thể hiện lợi nhuận trước thuế của Công ty Hoàng Linh, Thanh tra tỉnh Bình Thuận ghi nhận rất thấp, cụ thể: năm 2005 là 4,8 triệu đồng, năm 2006 là 12 triệu đồng; các hợp đồng kinh doanh mủ cao su, chứng minh năng lực tài chính không có số liệu cụ thể, không thu thập tài liệu chứng minh.   Đối với công tác giải ngân, Thanh tra tỉnh Bình Thuận chỉ ra rằng, ngân hàng VDB đã giải ngân cho Công ty Hoàng Linh tổng cộng 18 lần với tổng số tiền 12,5 tỉ đồng.    Tuy nhiên, tại từng đợt giải ngân ngoài các giấy đề nghị rút vốn và các bảng tính chi phí do Công ty Hoàng Linh cung cấp, ngân hàng  VDB chưa thu thập, lưu giữ chứng từ, hóa đơn liên quan đến chi phí của dự án trồng 460 ha cây cao su; chưa thu thập báo cáo quyết toán của từng đợt giải ngân.   Ngoài ra, mặc dù không thể đo đạc chính xác diện tích cây cao su đã được Công ty Hoàng Linh trồng thực tế nhưng ngân hàng VDB không yêu cầu Công ty Hoàng Linh thuê đơn vị có chức năng đo đạc và xác nhận diện tích trồng cây cao su thực tế mà chỉ yêu cầu phía Công ty Lâm nghiệp Bình Thuận xác nhận là chưa khách quan cũng như không đúng thực tế (xác nhận đã trồng 460 ha đến thời điểm hiện nay, Công ty Hoàng Linh mới trồng khoảng 376,8 ha. Sau đó, ngân hàng VDB đã giải ngân 12,5/14,5 tỉ đồng.  Kiểm tra tất cả các dự án nông lâm nghiệp đã giao cho Cty Lâm nghiệp Bình Thuận  Với những sai phạm trên Chủ tịch UBND tỉnh Lê Tuấn Phong chỉ đạo Công ty Lâm nghiệp Bình Thuận thực hiện khắc phục ngay những thiếu sót, vi phạm như đã nêu. Cụ thể, khẩn trương hoàn thành các thủ tục về đất đai để được cấp GCNQSDĐ đối với diện tích đất 748,8 ha theo Hợp đồng thuê đất số 32/HĐTĐ ngày 13/4/2020 với UBND tỉnh và diện tích đất 805 ha theo Giấy chứng nhận đầu tư số 48121000411 ngày 30/7/2009 và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính về đất đai theo quy định. Công ty Lâm nghiệp Bình Thuận phải làm việc với Công ty Hoàng Linh rà soát lại Hợp đồng số 22/HĐKT ngày 6/8/2007 để thống nhất thực hiện, đảm bảo hợp tác sản xuất kinh doanh làm cho dự án trồng cao su có hiệu quả và không gây lãng phí tài nguyên đất. Phối hợp với UBND huyện Hàm Thuận Bắc, UBND xã La Dạ và Công ty TNHH Hoàng Linh tiếp tục tăng cường công tác tuần tra, quản lý bảo vệ rừng nhằm ngăn chặn kịp thời tình trạng lấn chiếm đất; đồng thời, có biện pháp, phương án xử lý các trường hợp vi phạm, có hình thức răn đe các đối tượng lấn, chiếm đất và thu hồi đất theo quy định.  Tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và xử lý kỷ luật (nếu có) đối với tập thể, cá nhân liên quan đến thiếu sót, vi phạm.   Chủ tịch UBND tỉnh Lê Tuấn Phong yêu cầu Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc Công ty Lâm nghiệp Bình Thuận làm việc với Công ty Hoàng Linh để rà soát, xử lý dứt điểm đối với các vấn đề tồn tại, trường hợp không thống nhất thì có báo cáo, đề xuất UBND tỉnh giao cơ quan chức năng tham mưu UBND tỉnh xem xét, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư số 48121000411 ngày 30/7/2009 và thu hồi diện tích đất đã cho Công ty Lâm nghiệp Bình Thuận thuê tại xã La Dạ, huyện Hàm Thuận Bắc theo quy định, không để xảy ra tình trạng đất Nhà nước nhưng để doanh nghiệp tư nhân sử dụng trong thời gian dài mà không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính với Nhà nước.  Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận yêu cầu kiểm tra tất cả các dự án nông, lâm nghiệp đã giao cho Công ty Lâm nghiệp Bình Thuận trong thời gian qua. Trên cơ sở đó có nhận xét đánh giá và đề xuất, kiến nghị nhằm đưa ra phương án quản lý tốt hơn trong thời gian đến. Kết quả có báo cáo UBND tỉnh chậm nhất trong Quý II/2021.  Đối với Chi nhánh Ngân hàng VDB, ông Lê Tuấn Phong chỉ đạo thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để thu hồi nợ (gốc và lãi) đối với Công ty Hoàng Linh đúng quy định. Đồng thời, tổ chức kiểm điểm rút kinh nghiệm đối với tập thể, cá nhân liên quan đến tồn tại, thiếu sót. Đồng thời, yêu cầu Công ty Hoàng Linh nghiêm túc phối hợp với Công ty Lâm nghiệp Bình Thuận rà soát lại Hợp đồng đã ký kết để thống nhất thực hiện, đảm bảo hợp tác sản xuất kinh doanh làm cho dự án trồng cao su có hiệu quả và không gây lãng phí tài nguyên đất.

Công ty Lâm nghiệp Bình Thuận đã để xảy ra nhiều sai phạm trong quản lý và sử dụng đất.

 

 

Thanh tra tỉnh Bình Thuận cho biết thêm, trong quá trình hợp đồng hợp tác sản xuất kinh doanh, Công ty Lâm nghiệp Bình Thuận chưa bàn giao đủ đất (đất trồng được cao su) cho Công ty Hoàng Linh nên Công ty chỉ trồng được 376,897 ha/460 ha cây cao su theo hợp đồng đã ký kết, dẫn đến phát sinh mâu thuẫn trong hợp tác sản xuất kinh doanh làm cho dự án không hiệu quả, đến nay Công ty Lâm nghiệp chưa được phân phối lợi nhuận sản lượng khai thác mủ cao su do Công ty Hoàng Linh không thống nhất phân chia lợi nhuận theo như hợp đồng đã ký.

Đối với phần diện tích 172,5 ha/549,4 ha đã bàn giao nhưng không trồng được cao su, Công ty Lâm nghiệp chưa có biện pháp xử lý để sử dụng đất có hiệu quả gây lãng phí tài nguyên đất. Mặc dù Công ty Hoàng Linh chỉ trồng được 376,8 ha/460 ha cây cao su nhưng Công ty Lâm nghiệp Bình Thuận đã xác nhận Công ty Hoàng Linh đã trồng 460 ha để lập hồ sơ vay vốn ngân hàng là chưa đúng thực tế.

Bên cạnh đó Công ty Hoàng Linh còn sai phạm nghiêm trọng trong vấn đề thuế, nợ đọng thuế kéo dài, không thực hiện nộp đủ các khoản nợ thuế vào ngân sách nhà nước theo quy định dẫn đến bị cơ quan thuế đóng mã số thuế và đề nghị cưỡng chế bằng biện pháp thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhiều lần.

Thanh tra của tỉnh Bình Thuận cho biết thêm, mặc dù trong thời gian dài (từ năm 2015 đến năm 2019) Công ty Hoàng Linh có phát sinh doanh thu từ thu hoạch mủ cao su nhưng khai báo thuế không có, trốn tránh việc kê khai nộp thuế. Cơ quan thuế đã kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm, trong đó truy thu thuế tổng số tiền gần 71,2 triệu đồng. Riêng Chi nhánh La Dạ hiện nay đã không còn tồn tại, cũng không còn hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa chỉ đăng ký, còn nợ thuế số tiền hơn 3,4 triệu đồng.

Ngân hàng VDB chi nhánh Bình Thuận có liên quan gì?

Thanh tra tỉnh Bình Thuận cho biết, Công ty Hoàng Linh lập hồ sơ vay vốn tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam (Ngân hàng VDB) - Chi nhánh Bình Thuận chưa đúng thực tế (thực tế chỉ trồng 376,8 ha/460 ha cao su) nhưng làm hồ sơ vay, giải ngân để trồng, chăm sóc 460 ha cao su, chưa trả nợ gốc và lãi đúng hạn theo quy định trong hợp đồng tín dụng đã ký.

Cụ thể, Thanh tra của tỉnh Bình Thuận phát hiện, trong quá trình thẩm định năng lực tài chính của chủ đầu tư, tính khả thi cũng như phương án trả nợ vốn vay không sát thực tế. Theo đó, cán bộ thẩm định đánh giá Công ty Hoàng Linh có đủ năng lực tài chính để thực hiện trồng và chăm sóc diện tích cao su tại xã La Dạ (huyện Hàm Thuận Bắc) ngoài vốn vay tại Chi nhánh Ngân hàng VDB là 14,5 tỉ đồng thì còn có vốn chủ sở hữu tham gia vào dự án (vốn tự có) là nguồn thu từ các dự án trước đó của Công ty Hoàng Linh khoảng 12,3 tỉ đồng.

 

Thanh tra của tỉnh Bình Thuận phát hiện, trong quá trình thẩm định năng lực tài chính của chủ đầu tư, tính khả thi cũng như phương án trả nợ vốn vay không sát thực tế.

Thanh tra tỉnh Bình Thuận phát hiện trong quá trình thẩm định năng lực tài chính của Công ty Hoàng Linh, chi nhánh ngân hàng VDB Bình Thuận đã làm không sát thực tế. (Ảnh: Trụ sở Ngân hàng VDB)

 

 

Nhưng qua xem xét các Báo cáo tài chính thể hiện lợi nhuận trước thuế của Công ty Hoàng Linh, Thanh tra tỉnh Bình Thuận ghi nhận rất thấp, cụ thể: năm 2005 là 4,8 triệu đồng, năm 2006 là 12 triệu đồng; các hợp đồng kinh doanh mủ cao su, chứng minh năng lực tài chính không có số liệu cụ thể, không thu thập tài liệu chứng minh.

Đối với công tác giải ngân, Thanh tra tỉnh Bình Thuận chỉ ra rằng, ngân hàng VDB đã giải ngân cho Công ty Hoàng Linh tổng cộng 18 lần với tổng số tiền 12,5 tỉ đồng.

Tuy nhiên, tại từng đợt giải ngân ngoài các giấy đề nghị rút vốn và các bảng tính chi phí do Công ty Hoàng Linh cung cấp, ngân hàng VDB chưa thu thập, lưu giữ chứng từ, hóa đơn liên quan đến chi phí của dự án trồng 460 ha cây cao su; chưa thu thập báo cáo quyết toán của từng đợt giải ngân.

Ngoài ra, mặc dù không thể đo đạc chính xác diện tích cây cao su đã được Công ty Hoàng Linh trồng thực tế nhưng ngân hàng VDB không yêu cầu Công ty Hoàng Linh thuê đơn vị có chức năng đo đạc và xác nhận diện tích trồng cây cao su thực tế mà chỉ yêu cầu phía Công ty Lâm nghiệp Bình Thuận xác nhận là chưa khách quan cũng như không đúng thực tế (xác nhận đã trồng 460 ha đến thời điểm hiện nay, Công ty Hoàng Linh mới trồng khoảng 376,8 ha. Sau đó, ngân hàng VDB đã giải ngân 12,5/14,5 tỉ đồng.

Kiểm tra tất cả dự án nông lâm nghiệp đã giao cho Công ty Lâm nghiệp Bình Thuận

Với những sai phạm trên Chủ tịch UBND tỉnh Lê Tuấn Phong chỉ đạo Công ty Lâm nghiệp Bình Thuận thực hiện khắc phục ngay những thiếu sót, vi phạm như đã nêu.

Cụ thể, khẩn trương hoàn thành các thủ tục về đất đai để được cấp GCNQSDĐ đối với diện tích đất 748,8 ha theo Hợp đồng thuê đất số 32/HĐTĐ ngày 13/4/2020 với UBND tỉnh và diện tích đất 805 ha theo Giấy chứng nhận đầu tư số 48121000411 ngày 30/7/2009 và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính về đất đai theo quy định.

Công ty Lâm nghiệp Bình Thuận phải làm việc với Công ty Hoàng Linh rà soát lại Hợp đồng số 22/HĐKT ngày 6/8/2007 để thống nhất thực hiện, đảm bảo hợp tác sản xuất kinh doanh làm cho dự án trồng cao su có hiệu quả và không gây lãng phí tài nguyên đất.

Phối hợp với UBND huyện Hàm Thuận Bắc, UBND xã La Dạ và Công ty TNHH Hoàng Linh tiếp tục tăng cường công tác tuần tra, quản lý bảo vệ rừng nhằm ngăn chặn kịp thời tình trạng lấn chiếm đất; đồng thời, có biện pháp, phương án xử lý các trường hợp vi phạm, có hình thức răn đe các đối tượng lấn, chiếm đất và thu hồi đất theo quy định.

Tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và xử lý kỷ luật (nếu có) đối với tập thể, cá nhân liên quan đến thiếu sót, vi phạm.

 

Kết luận Thanh tra về Về việc quản lý, sử dụng đất để thực hiện dự án trồng cao su tại xã La Dạ, huyện Hàm Thuận Bắc; việc ký kết hợp đồng kinh tế hợp tác sản xuất kinh doanh đầu tư trồng cao su giữa Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bình Thuận với Công ty TNHH Hoàng Linh; việc chấp hành về thuế và khoản vay nợ ngân hàng của Công ty TNHH Hoàng Linh do Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận - Lê Tuấn Phong ký.

Kết luận Thanh tra về việc quản lý, sử dụng đất giữa Công ty Lâm nghiệp Bình Thuận với Công ty Hoàng Linh do Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận - Lê Tuấn Phong ký.

 

 

Chủ tịch UBND tỉnh Lê Tuấn Phong yêu cầu Giám đốc Sở NN&PTNT có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc Công ty Lâm nghiệp Bình Thuận làm việc với Công ty Hoàng Linh để rà soát, xử lý dứt điểm đối với các vấn đề tồn tại, trường hợp không thống nhất thì có báo cáo, đề xuất UBND tỉnh giao cơ quan chức năng tham mưu UBND tỉnh xem xét, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư số 48121000411 ngày 30/7/2009 và thu hồi diện tích đất đã cho Công ty Lâm nghiệp Bình Thuận thuê tại xã La Dạ, huyện Hàm Thuận Bắc theo quy định, không để xảy ra tình trạng đất Nhà nước nhưng để doanh nghiệp tư nhân sử dụng trong thời gian dài mà không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính với Nhà nước.

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận yêu cầu kiểm tra tất cả các dự án nông, lâm nghiệp đã giao cho Công ty Lâm nghiệp Bình Thuận trong thời gian qua. Trên cơ sở đó có nhận xét đánh giá và đề xuất, kiến nghị nhằm đưa ra phương án quản lý tốt hơn trong thời gian đến. Kết quả có báo cáo UBND tỉnh chậm nhất trong Quý II/2021.

Đối với Chi nhánh Ngân hàng VDB, ông Lê Tuấn Phong chỉ đạo thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để thu hồi nợ (gốc và lãi) đối với Công ty Hoàng Linh đúng quy định. Đồng thời, tổ chức kiểm điểm rút kinh nghiệm đối với tập thể, cá nhân liên quan đến tồn tại, thiếu sót.

Đồng thời, yêu cầu Công ty Hoàng Linh nghiêm túc phối hợp với Công ty Lâm nghiệp Bình Thuận rà soát lại Hợp đồng đã ký kết để thống nhất thực hiện, đảm bảo hợp tác sản xuất kinh doanh làm cho dự án trồng cao su có hiệu quả và không gây lãng phí tài nguyên đất.