Dồn dập phát hành trái phiếu gần 6.400 tỷ đồng, dòng tiền thuần của TPBank vẫn âm hơn 13.373 tỷ đồng

Trong 9 tháng đầu năm, TPBank đã phát hành 10 lô trái phiếu với tổng giá trị gần 6.400 tỷ đồng. Tuy nhiên, tính đến ngày 30/9/2022, dòng tiền thuần của ngân hàng này vẫn âm hơn 13.373 tỷ đồng.

tpbank-1666405308.pngDòng tiền thuần của TPBank vẫn âm hơn 13.373 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm.

Đồng thời, dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư của TPBank cũng ghi nhận âm 343,8 tỷ đồng do mua sắm tài tài sản cố định và dòng tiền thuần từ hoạt đồng âm 236,3 tỷ đồng (cùng kỳ dương 4.171,7 tỷ đồng).

Do đó, tính đến ngày 30/9/2022, dòng tiền thuần của TPBank âm hơn 13.373,5 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ dương 21.225,7 tỷ đồng.

Trước đó, theo Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), từ tháng 5 đến tháng 9/2022, TPBank đã “dồn dập” phát hành tới 10 lô trái phiếu với tổng giá trị gần 6.400 tỷ đồng. Tất cả 10 lô trái phiếu đều có kỳ hạn 3 năm. 

Cụ thể, chỉ trong vòng 3 ngày (từ ngày 23/5/2022 đến 26/5/2022), TPBank đã phát hành lần lượt 8 lô trái phiếu TPBL2225001, TPBL2225002, TPBL2225003, TPBL2225004, TPBL2225005, TPBL2225006, TPBL2225007, TPBL2225008 tới tổng giá trị gần 5.000 tỷ đồng.

Đến ngày 21/7/2022, TPBank tiếp tục phát hành lô trái phiếu TPBL2225009 có giá trị 1.100 tỷ đồng. Và gần đất nhất ngày 8/9/2022, ngân hàng này phát lô trái phiếu TPBL2225010 với giá trị 300 tỷ đồng.

Song song với việc “dồn dập” phát hành trái phiếu, từ tháng 4 đến tháng 9/2022, TPBank cũng “miệt mài” mua lại lần lượt 6 các lô trái phiếu trước hạn gồm: TPBANKBOND_A4_160420_3Y_2, TPBL2124001, TPBL2124007, TPBL2124008, TPBL2124009, TPBL2124015. Cả 6 lô trái phiếu này đều có kỳ hạn 3 năm, được phát hành với mục đích phát triển hoạt động kinh doanh của TPBank với lãi suất chủ yếu 3%/năm. Trái phiếu của TPBank là loại trái phiếu không chuyển đổi, không phải là nợ thứ cấp, không có đảm bảo bằng tài sản và không kèm theo chứng quyền.

-7209-1666401104.png

Động thái mua lại trái phiếu trước hạn tại TPBank nêu trên diễn ra trong bối cảnh Bộ Tài chính vừa công bố Nghị định 65/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 153/2020/NĐ-CP liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp, có hiệu lực từ ngày 16/9/2022. Theo đó, doanh nghiệp phải mua lại trái phiếu doanh nghiệp trước hạn bắt buộc khi vi phạm phương án phát hành (trong đó có phương án sử dụng vốn) hoặc vi phạm pháp luật.

Mặc dù dòng tiền âm tới 13.373,5 tỷ đồng nhưng kết quả kinh doanh của TPBank trong 9 tháng đầu năm 2022 lại vô cùng khả quan. Trong 9 tháng đầu năm, thu nhập lãi thuần của TPBank đạt mức tăng 21% so với cùng kỳ, đạt gần 8.607 tỷ đồng.

Lãi từ hoạt động dịch vụ tăng đến 78%, thu được gần 1.876 tỷ đồng tiền lãi chủ yếu nhờ thu từ hoạt động thanh toán 1.282 tỷ đồng, gấp 2,7 lần so với cùng kỳ. Lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại hối đạt gần 330 tỷ đồng, cao gấp gần 3 lần.

Đáng chú ý, lãi từ hoạt động khác đạt hơn 593,2 tỷ đồng cao gấp 4,2 lần so với cùng kỳ nhờ thu từ các khoản nợ đã được xử lý xóa, bù đắp bằng nguồn rủi ro hơn 503 tỷ đồng.

Trong kỳ, TPBank chỉ trích hơn 1.729 tỷ đồng cho chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, giảm 26,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Do đó, Ngân hàng báo lãi trước thuế 5.925,5 tỷ đồng, tăng 34,8

So với kế hoạch 8.200 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế năm 2022, TPBank đã thực hiện được 72% chỉ tiêu sau 9 tháng.

Tính đến ngày 30/9/2022, tổng tài sản của TPBank tăng 8,4% so với đầu năm, lên gần 317.328 tỷ đồng. Trong đó, tiền gửi tại NHNN giảm mạnh 49% chỉ còn 9.188 tỷ đồng, cho vay TCTD khác tăng 20% lên mức 15.472,5 tỷ đồng, cho vay khách hàng tăng 11% đạt mức 156.191 tỷ đồng.

Về nguồn vốn kinh doanh, tiền gửi khách hàng tăng 17% so với đầu năm, đạt gần 162.695 tỷ đồng. Phát hành giấy tờ có giá giảm 16%, chỉ còn 29.842 tỷ đồng.

Tình hình nợ vay của TPBank kém khả quan khi tổng nợ xấu tính đến ngày 30/09/2022 đạt 1.425,7 tỷ đồng, tăng 23,2% so với đầu năm. Trong đó, đáng chú ý là Nợ nhóm 5 - Nợ có khả năng mất vốn cao gấp 2,2 lần, đạt mức 666,3 tỷ đồng. Kết quả, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay của TPBank tăng từ 0.82% hồi đầu năm lên 0.91%.