Giá xăng dầu hôm nay 15/10: Quay đầu lao dốc trong phiên cuối tuần

Giá xăng dầu hôm nay 15/10 giảm trở lại, ghi nhận mức điều chỉnh gần 2% trên sàn giao dịch Tokyo. Những lo ngại suy thoái kinh tế toàn cầu và nhu cầu dầu yếu, đặc biệt là ở Trung Quốc đang tác động đáng kể đến giá dầu thế giới.

Giá xăng dầu thế giới hôm nay

Giá xăng dầu hôm nay, ngày 15/10 tính đến đầu giờ sáng, mức giao dịch đang ở ngưỡng:

- Giá dầu thô sàn Nymex (giao tháng 11/2022): 85,55 USD/thùng - giảm 3,56 cent

- Giá dầu Brent (giao tháng 12/2022): 91,46 USD/thùng - giảm 3,11 cent

Giá dầu thô sàn Tokyo (giao tháng 3/2022): 74.370 JPY/thùng - giảm 1.470 JPY so với giao dịch trước đó

gia-xang-dau-hom-nay-15-10-20221015072924565-1665795286.png
Quay đầu lao dốc trong phiên cuối tuần. (Ảnh: Lạc Yên)

Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật lúc 7h20 ngày 15/10/2022

Tên loại

Kỳ hạn

Sàn giao dịch

Giá

% thay đổi

Đơn vị tính

Dầu thô

Giao tháng 3/2022

Tokyo

74.370 

-1,94

JPY/thùng

 

Giá dầu Brent

Giao tháng 12/2022

ICE

91,46

-3,29

USD/thùng

 

Dầu thô 

WTI

Giao tháng 11/2022

Nymex

85,55

-4

USD/thùng

Theo Reuters, giá dầu giảm mạnh hơn 3% vào phiên giao dịch hôm thứ Sáu (14/10) do lo ngại suy thoái kinh tế toàn cầu và nhu cầu dầu yếu, đặc biệt là ở Trung Quốc. Sự lao dốc này đảo ngược toàn bộ đà tăng của tuần trước vốn được hỗ trợ bởi việc Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và Các đồng minh (OPEC+) cắt giảm “khủng” mục tiêu sản xuất cho tháng 11.

Lạm phát lõi của Mỹ ghi nhận mức tăng hàng năm lớn nhất trong 40 năm, củng cố thêm cho quan điểm rằng lãi suất sẽ ở mức cao hơn trong thời gian dài hơn với nguy cơ suy thoái toàn cầu. Quyết định lãi suất tiếp theo sẽ được đưa ra trong cuộc họp của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) diễn ra đầu tháng tới (1/11 - 2/11).

Một cuộc khảo sát cho thấy tâm lý người tiêu dùng Mỹ tiếp tục cải thiện ổn định trong tháng 10, nhưng kỳ vọng lạm phát của các hộ gia đình đã giảm bớt.

Sự cải thiện trong tâm lý người tiêu dùng đang được coi là một tiêu cực vì nó có nghĩa là Fed cần phải phá vỡ tinh thần của người tiêu dùng và làm chậm nền kinh tế nhiều hơn. Điều đó gây ra sự gia tăng đồng USD và áp lực đi xuống đối với thị trường dầu mỏ, theo ông Phil Flynn, Nhà phân tích tại Price Futures Group ở Chicago.

Chỉ số USD Mỹ tăng khoảng 0,8%. Đồng “bạc xanh” mạnh hơn làm giảm nhu cầu đối với dầu bằng cách làm cho nhiên liệu trở nên đắt hơn đối với những người mua sử dụng các loại tiền tệ khác.

Về nguồn cung của Mỹ, các công ty năng lượng trong tuần này đã bổ sung thêm 8 giàn khoan dầu, nâng tổng số lên 610 giàn - mức cao nhất kể từ tháng 3/2020.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) hôm thứ Năm (13/10) đã cắt giảm dự báo nhu cầu dầu cho năm nay và năm sau, đồng thời cảnh báo về một cuộc suy thoái toàn cầu tiềm ẩn.

Thị trường vẫn đang xem xét quyết định vào tuần trước từ OPEC+, khi họ thông báo cắt giảm 2 triệu thùng/ngày (bpd) đối với mục tiêu sản xuất dầu.

Theo ước tính của IEA, sản xuất dưới mức của nhóm có nghĩa là điều này có thể dẫn đến mức cắt giảm 1 triệu thùng/ngày. Theo đó, Saudi Arabia và Mỹ đã xung đột về quyết định này.

Giá xăng dầu trong nước hôm nay  

Chiều 11/10, Liên Bộ Công Thương - Tài chính điều hành giá xăng dầu. 

Theo đó, sau khi thực hiện việc trích lập và chi sử dụng quỹ Bình ổn, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau:

Xăng/dầu

Thay đổi

Giá không cao hơn

Xăng E5RON92

+ 560 đồng/lít

21.292 đồng/lít

Xăng RON95-III

+ 564 đồng/lít

22.007 đồng/lít

Dầu diesel 0.05S

+ 1.797 đồng/lít

24.180 đồng/lít

Dầu hỏa

+ 1.132 đồng/lít

22.820 đồng/lít

Dầu mazut 180CST 3.5S

0 đồng/kg

14.094 đồng/kg

Giá này có hiệu lực từ 15h ngày 11/10. Tính từ đầu năm đến nay, giá mặt hàng xăng đã trải qua 27 lần điều chỉnh, trong đó, 14 lần tăng, 12 lần giảm và một lần giữ nguyên.