Kiểm toán chỉ ra nhiều hạn chế, tồn tại ở Đại học Quốc gia Hà Nội

Kiểm toán Nhà nước vừa có báo cáo kiểm toán về việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công năm 2020 của Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN), trong đó đã chỉ ra nhiều tồn tại, hạn chế trong việc quản lý, điều hành ngân sách tại đơn vị này.

Phân bổ kế hoạch vốn vượt kế hoạch đầu tư công trung hạn

dai-hoc-quoc-gia-ha-noi-1665132375.jpgĐại học Quốc gia Hà Nội

Kiểm toán Nhà nước chỉ ra nhiều hạn chế, tồn tại trong công tác quản lý, điều hành ngân sách tại Đại học Quốc gia Hà Nội, cụ thể: Việc phân bổ kế hoạch vốn vượt kế hoạch đầu tư công trung hạn được giao, cụ thể: Tại dự án Đầu tư nâng cấp phòng thí nghiệm chuyên đề phục vụ đào tạo về khoa học cơ bản tại ĐHQGHN, kế hoạch vốn trung hạn giai đoạn 2016-2020 được giao 33.400. Tuy nhiên cuối năm 2020, ĐHQGHN giao vốn bổ sung thêm cho dự án 14.000 triệu đồng, dẫn đến luỹ kế vốn giao trong trung hạn cho dự án là 47.400 triệu đồng, vượt mức vốn trung hạn được duyệt 14.000 triệu đồng, trong khi thẩm quyền điều chỉnh vốn đầu tư công trung hạn là Thủ tướng Chính phủ theo quy định tại khoản 3 Điều 67 Luật Đầu tư công 2019.

Đến thời điểm kết thúc kiểm toán, Ban Kế hoạch - Tài chính chưa cung cấp được văn bản của cấp có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh tăng KH vốn trung hạn giai đoạn 2016-2020 cho dự án này.

Tại Quyết định số 1706/QĐ-TTg ngày 29/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2020 cũng quy định rõ: “Mức vốn kế hoạch năm 2020 của từng dự án không vượt quá tổng mức vốn kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2016-2020 còn lại của từng dự án”.

Thời gian phân bổ kế hoạch vốn của ĐHQGHN cho các đơn vị trực thuộc chậm, đến tháng 02/2020 mới bắt đầu phân bổ kế hoạch vốn năm 2020 (Quyết định số 422/ĐHQGHN ngày 05/02/2020). Kế hoạch vốn bố trí chậm, không đủ dẫn đến phải cắt giảm quy mô, danh mục đầu tư theo đề án ban đầu làm giảm tính hiệu quả và tính đồng bộ của dự án và phải phê duyệt chỉnh thời gian thực hiện dự án.

Nhiều hạn chế, tồn tại

Theo Kiểm toán Nhà nước, Đại học Quốc gia Hà Nội đã để xảy ra nhiều tồn tại, hạn chế trong quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công năm 2020. Cụ thể, công tác lập dự toán năm 2020 của ĐHQGHN chưa thuyết minh chi tiết cơ sở xây dựng dự toán thu, chi năm 2020; xây dựng dự toán thu học phí, thu hoạt động sự nghiệp thấp hơn ước thực hiện năm 2019 nhưng chưa thuyết minh giảm và xây dựng phương án sử dụng theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 38/2019/TT-BTC; khi lập dự toán ĐHQGHN không đánh giá tình hình thực hiện tinh giảm biên chế, đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy; không đánh giá việc giảm chi hỗ trợ từ NSNN đối với khối các đơn vị sự nghiệp công lập theo lộ trình điều chỉnh giá, phí dịch vụ;

Lập dự toán một số nhiệm vụ tăng cường nghiên cứu và mua sắm thiết bị khi chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt chủ trương; lập dự toán kinh phí sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất không có thuyết minh chi tiết theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư số 92/2017/TT-BTC ngày 18/6/2017 của Bộ Tài chính; một số nhiệm vụ chưa có thuyết minh cơ sở xây dựng theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Thông tư 38/2019/TT-BTC ngày 28/06/2019 của BTC (Nhiệm vụ chiến lược, nhiệm vụ chung của ĐHQGHN; xây dựng đề án thành lập các trường, một số nhiệm vụ trọng tâm: Chương trình KHCN Đổi mới hoạt động giảng dạy ở ĐHQGHN, Chương trình nghiên cứu và nền kinh tế công nghiệp số…).

Kế hoạch chi NSNN 03 năm 2020-2022 chưa thuyết minh cụ thể các mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình, đề án, dự án và việc triển khai các Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 19-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khoá XII.

ĐHQGHN dự toán chậm so với quy định tại Điều 44 Luật ngân sách nhà nước, giao bổ sung 3 lần và điều chỉnh nhiều lần (8 lần). Tổng dự toán thường xuyên ĐHQGHN được giao 978.260 triệu đồng, tuy nhiên Bộ Tài chính kiểm tra và chỉ thống nhất cho phân bổ 958.260 triệu đồng, giảm 20.000 triệu đồng kinh phí SNKH của Dự án Tăng cường năng lực các phòng thí nghiệm thuộc lĩnh vực tính toán, môi trường sinh học và Dự án Tăng cường năng lực nghiên cứu và thử nghiệm ứng dụng công nghệ địa nhiệt đới tiết kiệm năng lượng trong công trình xây dựng.

Một số dự án kinh phí sự nghiệp môi trường chuyển tiếp thực hiện từ năm 2019, tuy nhiên cuối năm mới giao dự toán; hướng dẫn nhiệm vụ chi chậm làm giảm tính chủ động của các đơn vị, cá biệt một số nhiệm vụ đến ngày 29/12/2020 mới được ĐHQGHN phê duyệt. Như nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng năm 2020 của Phòng thì nghiệm trọng điểm công nghệ Enzym và Protein, số tiền 500 triệu đồng; 4 đề tài tại các Quyết định phê duyệt nhiệm vụ ngày 29/12/2020.

Năm 2020, ĐHQGHN chưa tạm giao tự chủ tài chính cho các đơn vị nhưng giao dự toán kinh phí thường xuyên/tự chủ (mã nguồn 13) cho các đơn vị đối với một số nội dung, nhiệm vụ thuộc kinh phí không tự chủ theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ và Điều 12,13,14,15 Nghị định số 16/2015/NĐ-CP dẫn đến chưa đảm bảo nguyên tắc giao tư chủ về tài chính và chưa thực hiện theo quy định tại điểm 11 khoản 2 Điều 3 Thông tư số 88/2019/TT-BTC ngày 24/12/2019 quy định về tổ chức thực hiện dự toán NSNN năm 2020; giao dự toán lần đầu (Quyết định số 130/QĐ-ĐHQGHN ngày 15/01/2020) cho các đơn vị trong khi thực hiện nhiệm vụ chưa được phê duyệt dẫn đến Bộ Tài chính không thống nhất phân bổ, cụ thể: Đối với các dự án đầu tư tăng cường năng lực chưa được phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật tương ứng số tiền 106.100 triệu đồng, dự án dạy học và học ngoại ngữ chưa có thuyết minh phân bổ, nội dung chi và dự toán chi tiết triển khai các nhiệm vụ số tiền 23.100 triệu đồng.

Giao dự toán thực hiện một số nội dung, nhiệm vụ nhưng chưa có đầy đủ cơ sở, trong đó giao dự toán không cụ thể nhiệm vụ và giao kinh phí thực hiện các nhiệm vụ đặc thù theo nhóm nhiệm vụ, chưa thể hiện nội dung, nhiệm vụ cụ thể (Văn phòng ĐHQGHN) các nhiệm vụ về đào tạo, công tác học sinh, sinh viên, thành kiểm tra với số tiền 2.800 triệu đồng, các nhiệm vụ hợp tác quốc tế 3.800 triệu đồng, nhiệm vụ tổ chức bộ máy 4.100 triệu đồng, các nhiệm vụ về quản lý xây dựng quy hoạch, kế hoạch tài chính, cơ sở vật chất 2.700 triệu đồng, hoạt động đoàn thể các câu lạc bộ của ĐHQGHN 1.000 triệu đồng.

Chưa xác định đầy đủ kinh phí cắt giảm, tiết kiệm thêm dự toán chi thường xuyên 6 tháng cuối năm 2020 theo hướng dẫn số 8281/BTC-HCSN ngày 08/07/2020 của Bộ Tài chính, số tiền 1.187 triệu đồng; giao dự toán kinh phí thường xuyên cho Văn phòng ĐHQGHN cao hơn định mức tại Quyết định số 46/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 là 12.432 triệu đồng.

Tại thời điểm giao dự án hỗ trợ cơ sở vật chất để sửa chữa, mua sắm tài sản, một số đơn vị chưa được ĐHQGHN phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật dẫn đến chưa đảm bảo theo quy định tại mục b, khoản 2, Điều 4 Thông tư số 92/2017/TT-BTC ngày 18/9/2017 của Bộ Tài chính; giao dự toán khi chưa được phê nhiệm vụ chi; giao dự toán kinh phí thường xuyên không thể hiện cụ thể, giao dự toán lần đầu kinh phí không thường xuyên 8.000 đồng cho Văn phòng Đại học Quốc gia.

Tại thuyết minh phân bổ đầu năm, ĐHQGHN không bố trí kinh phí cho phòng thí nghiệm trọng điểm Công nghệ Enzym và Protein chưa phù hợp với hướng dẫn kế hoạch và dự toán chi sự nghiệp khoa học và công nghệ từ NSTW năm 2020 của Bộ Khoa học và Công nghệ tại Quyết định số 3966/BKHCN-KHTC là 1.500 triệu đồng dẫn đến phải điều chỉnh giảm kinh phí 1.500 triệu đồng từ Quỹ phát triển KHCN để thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng năm 2020 của Phòng Thí nghiệm trọng điểm nêu trên.

Ngoài ra, việc giao dự toán điều chỉnh giảm 1.500 triệu đồng (Chương trình kinh tế và nền công nghiệp số" 1.000 triệu đồng; nhiệm vụ "Thúc đẩy các nghiên cứu định hướng đổi mới sáng tạo giao tăng số đơn đăng ký sở hữu trí tuệ" 500 triệu đồng) sau ngày 30/10/2020 là chưa đảm bảo theo quy định, đồng thời làm giảm kinh phí của 02 nhiệm vụ trên đã được giao tại Quyết định số 2502/QĐ-BTC ngày 29/11/2019 là không đúng quy định tại Điều 9 Thông tư số 88/2019/TT-BTC ngày 24/12/2019 về quy định tổ chức thực hiện dự toán ngan sách năm 2020.