Liệu có một đợt "sóng" cuối trước khi kết quả kinh doanh được công bố?

Chúng ta cũng có thể thấy sự phân hóa diễn ra trên thị trường chứng khoán trong những phiên gần đây. Những nhóm ngành dẫn dắt có xu hướng quay trở lại hay trong chính những nhóm ngành như dệt may, thủy sản thì cũng có sự phân hóa. Đây liệu có được nhận định là dấu hiệu đánh dấu một con sóng cuối trước khi có kết quả kinh doanh chính thức, hay các nhà đầu tư đang có kỳ vọng điều gì ở trong quý III?
Liệu có một đợt
Liệu có một đợt "sóng" cuối trước khi kết quả kinh doanh được công bố?

Bức tranh kết quả kinh doanh quý II của các doanh nghiệp đang dần hé lộ. Một số công ty ước đạt kết quả kinh doanh trong quý II năm 2022 tăng trưởng mạnh, nhất là trong lĩnh vực dầu khí, thủy sản nhờ giá và nhu cầu gia tăng. Theo thống kê của FiinPro các ngành có triển vọng và lợi nhuận sáng trong năm 2022 bao gồm các doanh nghiệp liên quan đến xuất khẩu thủy sản, hóa chất và những nhóm đang hồi phục sau đại dịch COVID-19 trên nền thấp của năm 2021 như bán lẻ, điện nước, dược phẩm, du lịch và giải trí. Ngược lại một số nhóm ngành lớn được dự báo có lợi nhuận giảm tốc như bất động sản, thép.

Riêng ngành thủy sản lợi nhuận sau thuế năm 2022 dự kiến tăng 123%. Kết quả kinh doanh quý đầu năm cho thấy lợi nhuận ngành thủy sản đã tăng 264% so với cùng kỳ bởi doanh thu tăng cao và biên lợi nhuận được cải thiện, nhờ các yếu tố giá xuất khẩu tăng, nhu cầu tiêu thụ thủy sản, đặc biệt các tra tại thị trường xuất khẩu trọng điểm là Mỹ và EU hồi phục trong khi nguồn cung đang thiếu hụt.

Tại chương trình “Khớp lệnh” của VTV Digital, ông Phan Linh, CEO của Công ty TNHH Tư vấn và Đầu tư Take Profit Việt Nam cho biết nhiều doanh nghiệp đã phản ảnh báo cáo kết quả tài chính quý II khá tích cực ở nhiều ngành ví dụ thủy sản, phân bón, hóa chất; tuy nhiên một nguyên tắc quan trọng nhà đầu tư phải ghi nhớ là “mua cổ phiếu chính là mua kỳ vọng”.

Theo chuyên gia, nhà đầu tư cần đặt ra câu hỏi cho vấn đề trong quý III, quý IV, đà tăng của các nhóm ngành này liệu còn tiếp tục tăng trưởng tích cực như vậy nữa hay không, hay có thể sẽ tạo đỉnh? Bởi đây là những nhóm ngành chu kỳ, thông thường đỉnh lợi nhuận của một quý sẽ là đỉnh của giá cổ phiếu. Chúng ta cần quan sát những chỉ số liên quan mật thiết tới doanh thu lợi nhuận của các ngành này.

Liệu có một đợt
Ông Phan Linh, CEO của Công ty TNHH Tư vấn và Đầu tư Take Profit Việt Nam

“Đối với ngành thủy sản đặc biệt việc xuất khẩu rất nhiều cá tra vào thị trường Mỹ, chúng ta cần lưu ý vài điểm thứ nhất tình trạng tồn kho cá tra của Mỹ ở thời điểm hiện nay xấp xỉ khoảng 3 tháng, thứ hai giá cá tra ở thị trường Mỹ đang có xu hướng giảm, hay giá cá bột đầu vào cũng đang có xu hướng giảm.

Từ đó có thể đưa ra đánh giá khách quan rằng lạm phát đang tác động đến túi tiền người dân Mỹ, giá cá tra giảm trong khi tồn kho cao, dẫn đến khả năng tăng trưởng trên một nền cao của các doanh nghiệp cá tra sẽ gặp tương đối nhiều khó khăn. Đối với dòng phân bón cũng vậy, khi giá cả của ngành này đang có chiều hướng giảm nhiệt.”

Rõ ràng những nhóm ngành liên quan đến xuất khẩu đang được hưởng lợi trong 6 tháng qua. Tuy nhiên, đây là câu chuyện của nửa đầu năm 2022 , thị trường tới đây sẽ có sự phân hóa rất lớn khi mùa kết quả kinh doanh quý II đang diễn ra sôi động.

Chúng ra cũng có thể thấy sự phân hóa diễn ra trên thị trường chứng khoán trong những phiên gần đây. Những nhóm ngành dẫn dắt có xu hướng quay trở lại hay trong chính những nhóm ngành như dệt may, thủy sản thì cũng có sự phân hóa. Đây liệu có được nhận định là dấu hiệu đánh dấu một con sóng cuối trước khi có kết quả kinh doanh chính thức, hay các nhà đầu tư đang có k ỳ vọng điều gì ở trong quý III?

Theo ông Linh, với xu hướng đảo chiều của các nhóm hàng hóa, một sô doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi từ việc giá hàng hóa trên thế giới đang có dấu hiệu hạ nhiệt. Ví dụ như ngành chăn nuôi có giá ngô, giá đậu tương, bột sắn đang có xu hướng giảm khá tốt; trong khi giá thịt lợn đặc biệt giá thịt lợn hơi trong nước đang có chiều hướng tăng từng ngày.

Có thể lý do xuất phát từ việc Trung Quốc đang dần mở cửa trở lại nền kinh tế, đồng thời dịch vụ, nhà hàng, lưu trú, ăn uống ở đó chắc chắn sẽ tạo ra một nguồn cầu cực kỳ lớn; trong khi nguồn cung đối với một đàn lợn chăn nuôi sẽ mất khoảng 3- 4 tháng (nuôi công nghiệp) để xuất chuồng, cho nên giữa cung và cầu luôn có một khoảng trống. Có thể thấy đây sẽ là một trong những dòng ngành có kết quả thú vị vào cuối năm.

Nhận định về dòng bán lẻ, ông Linh cho rằng hiện tại chỉ số tiêu dùng trong ngành đang phục hồi khá tốt từ mức nền thấp 2020 - 2021.

Chuyên gia đánh giá khá tích cực với triển vọng của ngành bán lẻ đồng thời cho rằng những cố phiếu vẫn tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng khoảng 30 - 40% hoàn toàn có thể trở thành cơ hội, tuy nhiên nhà đầu tư cần mua ở những vùng có định giá “fair” (fair value - PV) hoặc về mặt hỗ trợ kỹ thuật phải tương đối ổn định.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.