Nước ép rau củ quả: Uống nhiều có hại gì?

Nước ép khá phổ biến vì tính tiện lợi và những lợi ích sức khỏe của nó. Tuy nhiên, nước ép không thể thay thế được các bữa ăn mà chỉ nên xem như là một nguồn bổ sung tự nhiên.

Cải xoăn

Cải xoăn là một loại rau họ cải chứa nhiều khoáng chất như Ca, K, sắt, và vitamin A, C, K.

Nguồn: Kale juice

Cải xoăn cũng chứa beta-carotene có tác dụng chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào và ngăn ngừa các bệnh do các gốc tự do gây ra.

Cà rốt

Nước ép cà rốt rất giàu chất dinh dưỡng, gồm các vitamin nhóm B: beta-carotene, niacin, biotin và acid pantothenic, vitamin E và vitamin K.

Nguồn: best juice

Cà rốt cũng chứa nhiều hợp chất phenolic là những chất chuyển hóa thứ cấp của thực vật. Các hợp chất phenolic có tác dụng kháng viêm, chống oxy hóa và lão hóa. Ngoài ra, nó chứa các carotenoid ( vitamin A và beta-caroten) tham gia vào nhiều quá trình bên trong cơ thể như:

- Bảo vệ tế bào khỏi bị oxy hóa.

- Duy trì hệ thống miễn dịch.

- Bảo vệ da và mắt.

Cải bắp

Vitamin C, vitamin K, magie, và folate có nhiều trong cải bắp.

Nguồn: fresh juice.

Cải bắp có chứa các chất chống oxy hóa như choline, beat-carotene, lutein và zeaxathin cũng như các flavonoid kaempferol, quercetin và apigenin. Một nghiên cứu trên chuột năm 2018 đánh giá tác dụng kháng viêm của cải bắp, kết quả cho thấy triển vọng trong việc giảm kích ứng và viêm da. Tuy nhiên, cần thêm bằng chứng từ các nghiên cứu khác.

Củ cải

Củ cải giàu vitamin C, folate, photpho, magie và cũng chứa nhiều nitrate. Ăn nhiều củ cải có thể làm tăng lượng nitric oxit (NO) trong cơ thể giúp điều trị các bệnh tim mạch. Thiếu nitric oxit có liên quan đến một số bệnh như tăng huyết áp.

Một nghiên cứu tổng quan năm 2021 lưu ý uống nước ép củ cải giúp cải thiện hiệu suất thể thao. Đây là kết quả của việc tăng cường cung cấp oxy đến cơ và xương.

Rau bina

Rau bina chứa nhiều chất có lợi cho sức khỏe như kali, lecithin, lutein và vitamin A, C. Một nghiên cứu vào năm 2019 trên chuột cho thấy rau bina giúp cải thiện hệ vi sinh của chuột mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu và giúp ngăn ngừa sự tích lũy quá mức của cholesterol tại gan.

Một nghiên cứu khác vào năm 2018 nhằm đánh giá ảnh hưởng của chẩt chiết xuất từ rau bina trên chuột bị trầm cảm đã cho thấy rau bina có tác dụng chống căng thẳng và chống trầm cảm ở chuột. Tuy nhiên, cần tiến hành thêm nhiều nghiên cứu trước khi thử nghiệm trên người.

Nguồn: The daily meal

Vào năm 2016, một nghiên cứu về dạ dày nhân tạo đã cho thấy rau bina có tác dụng kháng acid đem lại lợi ích cho những người bị chứng khó tiêu và ợ chua. Một số nghiên cứu trên tế bào cũng cho thấy rau bina có thể có tác dụng giảm sự oxy hóa từ các chất ROS (reactive oxidative species).

Bông cải xanh

Bông cải xanh có nhiều kali, vitamin C, K và beta-carotene. Các nghiên cứu chỉ ra rằng bông cải xanh có đặc tính kháng viêm lẫn chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào.

Vào năm 2019, một nghiên cứu được tiến hành trên những người thừa cân cho thấy ăn bông cải xanh thường xuyên và lâu dài giúp giảm nồng độ các chất gây viêm. Bông cải xanh cũng chứa chất Flavonoid Kaempferol có đặc tính chống ung thư, chống oxy hóa và bảo vệ tim mạch.

Ngò tây

Nguồn: fresh juice

Ngò tây chứa nhiều vitamin A, K và C. Các bằng chứng cho thấy ngò tây có tác dụng lợi tiểu giúp thải nước và muối ra khỏi cơ tể. Ngò tây cũng có thể hạ huyết áp và giảm đầy hơi. Một nghiên cứu vào năm 2016 cũng cho thấy ngò tây có đặc tính chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào gan ở chuột nhưng cần được nghiên cứu thêm.

Cỏ mạch (mầm lúa mì)

Cỏ mạch giàu protein, vitamin (A, C, E, K, các loại vitamin B), khoáng chất và các chất chống oxy hóa. Cỏ mạch đã được chứng minh có hiệu quả đối với chứng đau dạ dày ruột, chẳng hạng như viêm đại tràng. Các nghiên cứu trên tế bào cũng cho thấy cỏ mạch có đặc tính chống oxy hóa và chống ung thư vì có chứa các enzyme, pH kiềm và acid.

Nguồn: republicworld

Cải cầu vồng

Nguồn: reddit

Cải cầu vồng là một loại rau lá chứa nhiều chất dinh dưỡng và các hóa chất thực vật (hợp chất có nguồn gốc từ thực vật) như chất xơ, vitamin A, C, K và các flavonoid. Cải cầu vồng cũng có khả năng chống oxy hóa giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh như ung thư hay tim mạch. Ngoài ra, nó cũng có tác dụng chống tiểu đường bằng cách ức chế một số enzyme trong cơ thể.

Cần tây

Cần tây thuộc họ Apiaceae cùng với cà rốt và ngò tây. Cần tây có nhiều chất chống oxy hóa cũng như vitamin A, K, C, folate và kali giúp giảm nguy cơ mắc bệnh do các gốc tự do.

Cần tây cũng có tác dụng kháng viêm vì chứa các hóa chất thực vật như các acid phenolic và flavonoid, qua đó giúp ngăn ngừa một số bệnh như cao huyết áp, rối loạn lipid máu, thừa cân và tăng đường huyết.

Dưa chuột

Dưa chuột là trái cây nhưng được rất nhiều người chọn để làm nước ép. Dưa chuột có nhiều chất dinh dưỡng như kali, vitamin A, beta-carotene, các loại vitamin B và lutein. Nước ép dưa chuột giúp làm mềm, giảm kích ứng và sưng tấy da. Các nghiên cứu chỉ ra rằng dưa chuột cũng có thể kháng viêm, chống ung thư và chống tiểu đường.

Cà chua

Cà chua là một loại trái cây thường được dùng làm nước ép. Cà chua rất giàu kali, vitamin A, folate và các chất chống oxy hóa. Cà chua có chứa lycopene là một chất có tác dụng kháng viêm.

Nguon: familyrecipes

Một nghiên cứu tổng quan cho thấy các chiết xuất từ cà chua giúp hạ huyết áp. Cà chua cũng có đặc tính chống oxy hóa và chống ung thư. Kết quả từ một nghiên cứu năm 2019 cho thấy cà chua làm giảm nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt. Năm 2017, một nghiên cứu đưa ra bằng chứng ăn cà chua thường xuyên giúp tăng khả năng di chuyển của tinh trùng, qua đó cải thiện tình trạng vô sinh ở nam giới.

Nước ép có lợi cho sức khỏe

Mặc dù thiếu nhiều nghiên cứu về lợi ích của nước ép rau quả đối với sức khỏe nhưng đã có một vài bằng chứng cho thấy một số lợi ích tiềm năng.

Một nghiên cứu vào năm 2017 được tiến hành trên 20 người nhằm đánh giá ảnh hưởng của việc uống nước ép trong 3 ngày. Kết quả cho thấy có sự giảm cân ở những người tham gia và điều này kéo dài đến 2 tuần. Các nhà nghiên cứu tin rằng nước ép làm thay đổi hệ vi sinh đường ruột giúp cải thiện chức năng miễn dịch và tiêu hóa.

Một số bằng chứng chứng minh nước ép rau quả có tác dụng tích cực với hệ tim mạch. Một nghiên cứu tổng quan năm 2017 cho thấy nước ép từ cà rốt, củ cải giúp hạ huyết áp.

Không được dùng nước ép thay thế bữa ăn

Tiêu thụ quá nhiều rau củ quả có thể không có lợi cho sức khỏe mà ngược lại có thể có hại. Ví dụ, dùng quá nhiều chiết xuất cần tây có thể gây cường giáp, quá nhiều chiết xuất rễ củ cải có thể gây ung thư. Uống quá nhiều các nước ép rau quả có nhiều đường có thể gây ra thừa cân, béo phì. Vì vậy, khuyến cáo chỉ nên dùng nước ép rau quả như một thức uống bổ sung chứ không thể thay thế được bữa ăn.

Ngoài ra, các loại máy ép khác nhau cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng của nước ép. Nhiệt độ cao từ một vài loại máy ép có thể làm giảm nồng độ chất chống oxy hóa và vitamin trong nước ép.

Lưu ý rằng trước khi sử dụng nước ép, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh bất kỳ tương tác thuốc nào có thể xảy ra. Ví dụ, vitamin K trong nhiều loại rau lá xanh có thể tương tác với một số chất gây loãng máu và gây ra tác dụng phụ.

Tóm lại, nước ép được chiết xuất từ rau củ và trái cây có nhiều chất dinh dưỡng và mang lại lợi ích cho cơ thể. Nhiều loại rau như cải xoăn, cà rốt, rau bina là nguồn giàu vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, không nên thay thế hoàn toàn chế độ ăn thành nước ép rau quả vì có thể không tốt cho sức khỏe.