Thách thức trong tiết kiệm năng lượng
Cùng với nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam xác định tiết kiệm năng lượng là một trong những trụ cột quan trọng trong phát triển bền vững và cần được coi như “nguồn năng lượng đầu tiên”, “kinh tế nhất”, “rẻ nhất” để tăng cường nguồn cung năng lượng; góp phần quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Trong bối cảnh hiện nay, nhu cầu năng lượng cho phát triển kinh tế - xã hội của thế giới, trong đó có Việt Nam tiếp tục tăng cao. Tuy nhiên song song với việc phát triển kinh tế - xã hội, một vấn đề mang tính quốc sách được đặt ra, đó là phải bảo vệ môi trường, làm giảm sự nóng lên của toàn cầu. Do vậy việc khai thác và sử dụng năng lượng phải gắn với yêu cầu xanh hơn, sạch hơn và việc chuyển dịch năng lượng - nhưng phải là “chuyển dịch năng lượng công bằng” gắn với phát triển bền vững.
Theo Phó Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo Tiết kiệm năng lượng Đặng Hải Dũng, vấn đề an ninh năng lượng, lạm phát tăng cao đã ảnh hưởng đến tất cả quốc gia. Hiện Việt Nam đã có nhiều văn bản ban hành như: Quyết định số 79 - ngày 14/4/2006 - Chương trình mục tiêu quốc gia về Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2006 - 2015; Quyết định số 280/QĐ-TTg ngày 13/03/2019 - Chương trình mục tiêu quốc gia về SDNLTK&HQ giai đoạn 2019 -2030; Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045…
Đặc biệt, Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ban hành năm 2010, sau Luật là một hệ thống các văn bản pháp luật như: Nghị định, Thông tư, Quyết định… liên quan đến các tiêu chuẩn, quy chuẩn. Hiện đã có trên 50 quy chuẩn, tiêu chuẩn quy định các định mức tiêu hao năng lượng cho 26 loại sản phẩm là các thiết bị công nghiệp, gia dụng, phương tiện...
Bên cạnh đó, Nghị định 102/2003/NĐ-CP về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được đánh giá là văn bản pháp lý quan trọng về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trong tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh và đời sống ở cấp quốc gia. Đồng thời, đây là cũng dấu mốc đầu tiên để hình thành ngành công nghiệp về tiết kiệm năng lượng, theo ông Nguyễn Đình Hiệp - Chủ tịch Hội Khoa học và Công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam (VECEA).
Mặc dù các văn bản pháp luật tuy nhiều nhưng theo ông Hiệp là chưa đồng bộ, do vậy Nghị quyết 55 yêu cầu phải sớm xây dựng chính sách đồng bộ với các chế tài cụ thể, nhằm đạt được các mục tiêu về tỷ lệ tiết kiệm năng lượng trên tổng tiêu thụ năng lượng cuối cùng so với kịch bản phát triển bình thường đạt khoảng 7% vào năm 2030 và khoảng 14% vào năm 2045. Đồng thời, giảm phát thải khí nhà kính từ hoạt động năng lượng so với kịch bản phát triển bình thường ở mức 15% vào năm 2030, lên mức 20% vào năm 2045.
Đồng thời, giảm phát thải khí nhà kính từ hoạt động năng lượng so với kịch bản phát triển bình thường ở mức 15% vào năm 2030, lên mức 20% vào năm 2045.
Đưa việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đi vào thực tiễn
Hiện nay, nhu cầu năng lượng cho phát triển kinh tế - xã hội của thế giới, trong đó có Việt Nam tiếp tục tăng cao, nhưng trong một xu hướng mới của thời đại phải bảo vệ môi trường, làm giảm sự nóng lên của toàn cầu - nên việc khai thác và sử dụng năng lượng phải gắn với yêu cầu xanh hơn, sạch hơn.
Đặc biệt, trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động, khó lường dẫn đến khủng hoảng năng lượng, đe doạ an ninh năng lượng toàn cầu… khiến nhiều quốc gia quay lại với chính sách “tự chủ năng lượng” bằng nhiều biện pháp bao gồm: giảm xuất khẩu, trữ năng lượng để tiêu dùng nội địa, tiết kiệm năng lượng thông qua thắt chặt, hạn chế tiêu dùng năng lượng và sử dụng hiệu quả năng lượng…
Cũng theo ông Đặng Hải Dũng, mặc dù Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2006 – 2010 (VNEEP 1) đã tiết kiệm được khoảng 4% và VNEEP 2 giai đoạn 2012 – 2015 tiết kiệm được trên 6% nhiều sản phẩm đã được dán nhãn, song theo ông Dũng kết quả này chưa xứng đáng với tiềm năng, do trong quá trình triển khai có nhiều vướng mắc mà yêu cầu phải sửa Luật nhất là vấn đề chế tài và quy định các đơn vị sử dụng năng lượng trọng điểm phải thực hiện kiểm toán, nhiều bộ ngành chưa quan tâm đến công tác tiết kiệm năng lượng…
Do đó, khi sửa luật, các bộ, ngành liên quan phải tăng cường phân cấp, phân quyền; các cơ sở sử dụng năng lượng trong tất cả lĩnh vực phải thực thi đầy đủ hơn, nghiêm túc hơn quy định của pháp luật về tiết kiệm năng lượng; Nguồn nhân lực thời gian đầu triển khai gần như không có, phải nhờ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế…
Trước bối cảnh đó, tại Việt Nam, cùng với việc chủ động đảm bảo các nguồn năng lượng, như: đầu tư sản xuất than, điện, xăng dầu… phục vụ cho sản xuất và đời sống, Việt Nam cũng đã coi trọng việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả từ rất sớm, tiết kiệm năng lượng đang được coi như một nhiệm vụ rất quan trọng mà Chính phủ cùng các bộ ngành, địa phương quan tâm.
Luật đưa ra các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm bắt buộc phải thực hiện, hiện có hơn 3.000 doanh nghiệp chiếm khoảng 38% tổng năng lượng toàn xã hội còn lại là khuyến khích, sắp tới luật sửa đổi theo hướng mở rộng đối tượng bắt buộc phải thực hiện (chiếm 75 - 80%) mức năng lượng của toàn xã hội.
Ngoài ra, bổ sung thêm các sản phẩm phải dán nhãn năng lượng. Tuy nhiên các sản phẩm dán nhãn càng nhiều sao chi phí lại càng đắt, nên cần có thời gian để người dân làm quen và điều chỉnh dần hành vi sử dụng thiết bị điện và điện.
Khẳng định tiềm năng tiết kiệm năng lượng của Việt Nam là rất lớn, trong khi công nghệ của Việt Nam còn thấp, TS Dương Trung Kiên, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Điện lực cho rằng, bài toán cần hướng đến chính là nâng cao nguồn nhân lực. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là trách nhiệm của mọi người trong đó có các bạn sinh viên. Ngoài ra, công tác truyền thông, nâng cao nhận thức và khuyến khích doanh nghiệp thực hiện cải tạo dây chuyền công nghệ, đầu tư các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả hướng tới sản xuất sạch, xanh cũng là cần thiết và phù hợp.
An ninh năng lượng và phát triển ngành năng lượng bền vững luôn là mối quan tâm hàng đầu của Chính phủ Việt Nam. Để đối phó với thách thức về an ninh cung cấp điện và an ninh năng lượng nói chung cần thiết phải xây dựng cơ chế, chính sách đồng bộ, chế tài đủ mạnh và khả thi để khuyến khích đầu tư và sử dụng các công nghệ, trang thiết bị tiết kiệm năng lượng.
Dự báo, trong 5 năm tới, nhu cầu điện năng vẫn tăng trưởng ở mức khoảng 8,5%/năm. Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về kế hoạch cung cấp điện giai đoạn 2020-2025, việc đảm bảo cung cấp điện trong giai đoạn này sẽ gặp nhiều khó khăn, nhất là trong trường hợp xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan.
Tỷ lệ dự phòng công suất toàn quốc đến năm 2025, không xét năng lượng tái tạo chỉ khoảng 18%. Cụ thể, tỷ lệ dự phòng hệ thống điện miền Nam sẽ giảm mạnh từ năm 2023 và không đủ điện vào năm 2025. Tại miền Bắc, tỷ lệ dự phòng năm 2025 chỉ còn 10%.
Thách thức trong tiết kiệm năng lượng
Cùng với nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam xác định tiết kiệm năng lượng là một trong những trụ cột quan trọng trong phát triển bền vững và cần được coi như “nguồn năng lượng đầu tiên”, “kinh tế nhất”, “rẻ nhất” để tăng cường nguồn cung năng lượng; góp phần quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Trong bối cảnh hiện nay, nhu cầu năng lượng cho phát triển kinh tế - xã hội của thế giới, trong đó có Việt Nam tiếp tục tăng cao. Tuy nhiên song song với việc phát triển kinh tế - xã hội, một vấn đề mang tính quốc sách được đặt ra, đó là phải bảo vệ môi trường, làm giảm sự nóng lên của toàn cầu. Do vậy việc khai thác và sử dụng năng lượng phải gắn với yêu cầu xanh hơn, sạch hơn và việc chuyển dịch năng lượng - nhưng phải là “chuyển dịch năng lượng công bằng” gắn với phát triển bền vững.
Theo Phó Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo Tiết kiệm năng lượng Đặng Hải Dũng, vấn đề an ninh năng lượng, lạm phát tăng cao đã ảnh hưởng đến tất cả quốc gia. Hiện Việt Nam đã có nhiều văn bản ban hành như: Quyết định số 79 - ngày 14/4/2006 - Chương trình mục tiêu quốc gia về Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2006 - 2015; Quyết định số 280/QĐ-TTg ngày 13/03/2019 - Chương trình mục tiêu quốc gia về SDNLTK&HQ giai đoạn 2019 -2030; Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045…
Đặc biệt, Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ban hành năm 2010, sau Luật là một hệ thống các văn bản pháp luật như: Nghị định, Thông tư, Quyết định… liên quan đến các tiêu chuẩn, quy chuẩn. Hiện đã có trên 50 quy chuẩn, tiêu chuẩn quy định các định mức tiêu hao năng lượng cho 26 loại sản phẩm là các thiết bị công nghiệp, gia dụng, phương tiện...
Bên cạnh đó, Nghị định 102/2003/NĐ-CP về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được đánh giá là văn bản pháp lý quan trọng về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trong tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh và đời sống ở cấp quốc gia. Đồng thời, đây là cũng dấu mốc đầu tiên để hình thành ngành công nghiệp về tiết kiệm năng lượng, theo ông Nguyễn Đình Hiệp - Chủ tịch Hội Khoa học và Công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam (VECEA).
Mặc dù các văn bản pháp luật tuy nhiều nhưng theo ông Hiệp là chưa đồng bộ, do vậy Nghị quyết 55 yêu cầu phải sớm xây dựng chính sách đồng bộ với các chế tài cụ thể, nhằm đạt được các mục tiêu về tỷ lệ tiết kiệm năng lượng trên tổng tiêu thụ năng lượng cuối cùng so với kịch bản phát triển bình thường đạt khoảng 7% vào năm 2030 và khoảng 14% vào năm 2045. Đồng thời, giảm phát thải khí nhà kính từ hoạt động năng lượng so với kịch bản phát triển bình thường ở mức 15% vào năm 2030, lên mức 20% vào năm 2045.
Đồng thời, giảm phát thải khí nhà kính từ hoạt động năng lượng so với kịch bản phát triển bình thường ở mức 15% vào năm 2030, lên mức 20% vào năm 2045.
Đưa việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đi vào thực tiễn
Hiện nay, nhu cầu năng lượng cho phát triển kinh tế - xã hội của thế giới, trong đó có Việt Nam tiếp tục tăng cao, nhưng trong một xu hướng mới của thời đại phải bảo vệ môi trường, làm giảm sự nóng lên của toàn cầu - nên việc khai thác và sử dụng năng lượng phải gắn với yêu cầu xanh hơn, sạch hơn.
Đặc biệt, trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động, khó lường dẫn đến khủng hoảng năng lượng, đe doạ an ninh năng lượng toàn cầu… khiến nhiều quốc gia quay lại với chính sách “tự chủ năng lượng” bằng nhiều biện pháp bao gồm: giảm xuất khẩu, trữ năng lượng để tiêu dùng nội địa, tiết kiệm năng lượng thông qua thắt chặt, hạn chế tiêu dùng năng lượng và sử dụng hiệu quả năng lượng…
Cũng theo ông Đặng Hải Dũng, mặc dù Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2006 – 2010 (VNEEP 1) đã tiết kiệm được khoảng 4% và VNEEP 2 giai đoạn 2012 – 2015 tiết kiệm được trên 6% nhiều sản phẩm đã được dán nhãn, song theo ông Dũng kết quả này chưa xứng đáng với tiềm năng, do trong quá trình triển khai có nhiều vướng mắc mà yêu cầu phải sửa Luật nhất là vấn đề chế tài và quy định các đơn vị sử dụng năng lượng trọng điểm phải thực hiện kiểm toán, nhiều bộ ngành chưa quan tâm đến công tác tiết kiệm năng lượng…
Do đó, khi sửa luật, các bộ, ngành liên quan phải tăng cường phân cấp, phân quyền; các cơ sở sử dụng năng lượng trong tất cả lĩnh vực phải thực thi đầy đủ hơn, nghiêm túc hơn quy định của pháp luật về tiết kiệm năng lượng; Nguồn nhân lực thời gian đầu triển khai gần như không có, phải nhờ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế…
Trước bối cảnh đó, tại Việt Nam, cùng với việc chủ động đảm bảo các nguồn năng lượng, như: đầu tư sản xuất than, điện, xăng dầu… phục vụ cho sản xuất và đời sống, Việt Nam cũng đã coi trọng việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả từ rất sớm, tiết kiệm năng lượng đang được coi như một nhiệm vụ rất quan trọng mà Chính phủ cùng các bộ ngành, địa phương quan tâm.
Luật đưa ra các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm bắt buộc phải thực hiện, hiện có hơn 3.000 doanh nghiệp chiếm khoảng 38% tổng năng lượng toàn xã hội còn lại là khuyến khích, sắp tới luật sửa đổi theo hướng mở rộng đối tượng bắt buộc phải thực hiện (chiếm 75 - 80%) mức năng lượng của toàn xã hội.
Ngoài ra, bổ sung thêm các sản phẩm phải dán nhãn năng lượng. Tuy nhiên các sản phẩm dán nhãn càng nhiều sao chi phí lại càng đắt, nên cần có thời gian để người dân làm quen và điều chỉnh dần hành vi sử dụng thiết bị điện và điện.
Khẳng định tiềm năng tiết kiệm năng lượng của Việt Nam là rất lớn, trong khi công nghệ của Việt Nam còn thấp, TS Dương Trung Kiên, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Điện lực cho rằng, bài toán cần hướng đến chính là nâng cao nguồn nhân lực. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là trách nhiệm của mọi người trong đó có các bạn sinh viên. Ngoài ra, công tác truyền thông, nâng cao nhận thức và khuyến khích doanh nghiệp thực hiện cải tạo dây chuyền công nghệ, đầu tư các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả hướng tới sản xuất sạch, xanh cũng là cần thiết và phù hợp.
An ninh năng lượng và phát triển ngành năng lượng bền vững luôn là mối quan tâm hàng đầu của Chính phủ Việt Nam. Để đối phó với thách thức về an ninh cung cấp điện và an ninh năng lượng nói chung cần thiết phải xây dựng cơ chế, chính sách đồng bộ, chế tài đủ mạnh và khả thi để khuyến khích đầu tư và sử dụng các công nghệ, trang thiết bị tiết kiệm năng lượng.
Dự báo, trong 5 năm tới, nhu cầu điện năng vẫn tăng trưởng ở mức khoảng 8,5%/năm. Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về kế hoạch cung cấp điện giai đoạn 2020-2025, việc đảm bảo cung cấp điện trong giai đoạn này sẽ gặp nhiều khó khăn, nhất là trong trường hợp xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan.
Tỷ lệ dự phòng công suất toàn quốc đến năm 2025, không xét năng lượng tái tạo chỉ khoảng 18%. Cụ thể, tỷ lệ dự phòng hệ thống điện miền Nam sẽ giảm mạnh từ năm 2023 và không đủ điện vào năm 2025. Tại miền Bắc, tỷ lệ dự phòng năm 2025 chỉ còn 10%.