Chủ mới dự án 175 Nguyễn Thái Học
Tọa lạc tại số 175 Nguyễn Thái Học, trụ sở Nhà in Tiến Bộ đã hằn sâu trong tiềm thức của người dân Thủ đô như một chứng nhân lịch sử.
Lô đất này ban đầu là Trại giam Nhà Tiền – nơi thực dân Pháp giam cầm hàng nghìn chiến sỹ yêu nước trung kiên. Đến tháng 10/1954 (tức 5 tháng sau chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử), Nhà In Tiến Bộ đã được Uỷ ban Quân quản Thủ đô ưu tiên cho tiếp quản toàn bộ trại giam để cải tạo xây dựng một pháo đài văn hoá.
Vào tháng 6/2019, Công ty TNHH MTV In Tiến Bộ - đơn vị quản lý lô đất số 175 Nguyễn Thái Học, gây chú ý khi công bố đang tích cực triển khai hợp đồng hợp tác kinh doanh tại khu đất. Theo đó, công ty cho biết trong 6 tháng cuối năm 2019 sẽ hoàn thành việc di dời cơ sở, sớm ổn định sản xuất tại địa điểm mới và triển khai đầu tư tại khu đất 175 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội.
Thời điểm này, công ty đang trong giai đoạn nghiên cứu, lựa chọn đối tác đầu tư để thực hiện dự án theo Thông báo Kết luận số 298-TB/TW ngày 4/1/2010 của Ban bí thư Ban Chấp hành TW Đảng và Thông báo số 39-TB/VPTW ngày 3/12/2012 của Văn phòng Ban Chấp hành TW Đảng.
Trước đó, từ năm 2013, In Tiến Bộ đã nghiên cứu, lựa chọn đối tác đầu tư để thực hiện dự án trên lô đất này với tên gọi Tiến Bộ Plaza, theo Thông báo Kết luận số 298-TB/TW ngày 4/1/2010 của Ban Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Thông báo số 39-TB/VPTW ngày 3/12/2012 của Văn phòng Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Tháng 7/2019, đã có một số thông tin cho biết bên hợp tác với In Tiến Bộ là CTCP TID. Một phần bản tin trên website của TID cũng cho hay, doanh nghiệp là nhà phát triển dự án Tiến Bộ City. Dự án có diện tích 31.648 m2, nằm tại khu đất “vàng” 175 Nguyễn Thái Học.
Đây là tổ hợp công trình hỗn hợp khách sạn 5 sao, khách sạn căn hộ, văn phòng (ngoại trừ diện tích 1.000 m2 văn phòng của In Tiến bộ) và trung tâm thương mại, cây xanh, dịch vụ công cộng thuộc Dự án Tiến Bộ Plaza.
Theo nguồn tin của Nhadautu.vn, In Tiến Bộ và CTCP TID đã ký hợp đồng hợp tác kinh doanh dự án Tiến Bộ Plaza từ tháng 7/2016 và hiện nay, TID chính là đối tác của In Tiến Bộ để thực hiện siêu dự án này.
Với vị trí đắc địa nằm ngay bên Quảng trường Ba Đình và các địa điểm tham quan du lịch nổi tiếng tại Hà Nội như Văn Miếu Quốc Tử Giám, Hồ Tây... lô đất số 175 Nguyễn Thái Học có thể coi là mảnh đất vàng cuối còn sót lại trong lòng Thủ đô.
Không phải những VinGroup, SunGroup hay BRG, mà TID Group mới là cái tên được "chọn mặt gửi vàng" ở dự án Tiến Bộ Plaza không khỏi thu hút sự chú ý của công luận về doanh nghiệp này.
Tiềm lực của CTCP TID
Tháng 11/1995, doanh nhân Nguyễn Thị Hồng Minh (SN 1962) đã cùng các cộng sự thành lập Công ty TNHH Thương mại và Phát triển công nghiệp TID, tiền thân của CTCP TID ngày nay.
Sau hơn 2 thập niên hình thành và phát triển, vốn điều lệ TID tính đến hết ngày 31/12/2019 đạt 295 tỷ đồng. Hiện, 2 cổ đông sáng lập công ty là ông Nguyễn Quốc Hùng và Nguyễn Quang Hân đã chuyển nhượng toàn bộ vốn góp. Trong khi đó, 2 cổ đông còn lại là Hoàng Hải Yến sở hữu 4,5% và Nguyễn Thị Hồng Minh nắm 10%. Tỷ lệ sở hữu 10% không hẳn đã thể hiện đúng vị thế của bà Hồng Minh, biết rằng vị này còn đảm trách luôn vai trò Chủ tịch HĐQT, trong khi Tổng giám đốc là ông Nguyễn Quang Hân (SN 1962).
Trước khi bén duyên với lĩnh vực bất động sản, TID nổi danh với mảng kinh doanh sản xuất nhôm, kính và xây lắp kính. Thành lập vào năm 1995 (như đã đề cập), TID gây ấn tượng khi chỉ mất 1 năm để là một trong các đơn vị đầu tiên sử dụng kính cường lực, nhập dây chuyền về để sản xuất (1996). Sau đó, TID là đơn vị tiên phong sử dụng nhôm sơn tĩnh điện – Mayfair (1997), sử dụng kính phản quang (1997) và công ty đầu tiên sản xuất, áp dụng kính laminate, kin dán an toàn (2004),…
Với năng lực sản xuất như vậy, không ngạc nhiên khi TID tham gia nhiều công trình hiện đại làm nên bộ mặt Thủ đô như: Trung tâm xổ số kiến thiết 37 Hàng Bài (1997), Nhà hát lớn Hà Nội (1998), Tòa nhà PVN – Trụ sở tập đoàn Dầu khí Việt Nam (năm 2009), Bảo tàng Hà Nội (2010), Tòa nhà văn phòng Vinaconex (2010),….
Vào năm 2011, mảng kinh doanh sản xuất nhôm, kính và xây lắp kính công ty đã tách ra hoạt động riêng với pháp nhân là CTCP TID Facade. Tính đến hết ngày 1/12/2016, cơ cấu cổ đông TID Facade gồm: CTCP TID (40%), Nguyễn Thị Hồng Minh (32,342%), Bùi Phú Phong (14,992%), Nguyễn Quốc Hùng (4%).
Dựa trên nền tảng được tạo dựng từ TID, TID Facade tiếp tục là tên tuổi nổi bật khi tham gia công trình tòa nhà Quốc Hội (năm 2014) và có nhiều hợp tác kinh doanh với một số doanh nghiệp lớn như: CTCP Xây Dựng Phục Hưng Holdings (2015), Công ty TNHH tập đoàn MIK Group Việt Nam (năm 2016), CTCP Đầu tư Thương mại Richyland Việt Nam (2017), Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (2017)…
Không chỉ TID Facade, TID còn sở hữu công ty con là CTCP Kính Glaco, đơn vị sản xuất và cung cấp kính tôi, kính hộp, kính cản nhiệt cho ngành xây dựng, và nắm 2 dây chuyển sản xuất đồng bộ, nhà xưởng có tổng diện tích 1,3 ha tại khu công nghiệp Quế Võ, Bắc Ninh (đã đề cập ở trên). Ngoài ra, TID còn nắm CTCP Thang máy TID - đơn vị chuyên cung cấp, lắp đặt và bảo trì thang máy, thang cuốn, hệ thống đỗ xe tự động,….
Đến năm 2015, TID bắt đầu Nam tiến, xây dựng nhà máy tại Long An. Ngoài ra, TID còn sở hữu nhà máy tại Lô C7/2 KCN Quế Võ 1, huyện Quế Võ, Bắc Ninh.
Sau những thành công trong lĩnh vực truyền thống, TID bắt đầu lấn sân mảng bất động sản với sản phẩm đầu tay là TID Centre tại số 4 Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội (2010). Dự án được xây dựng trên tổng diện tích đất 700 m2, diện tích xây dựng 550 m2, gồm 17 tầng nổi và 1 tầng hầm để xe.
Hay đáng chú ý hơn, đó là dự án Tổ hợp căn hộ cao cấp Dolphin Plaza (số 28 Trần Bình, Hà Nội), hoàn thành vào năm 2012. Được biết, dự án khởi công từ năm 2008 với tổng số vốn đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng, quy mô gồm 4 tòa tháp cao 28 tầng.
TID tính đến tháng 5/2016 góp 30% vốn vào CTCP Đầu tư Xây dựng Phước Hòa Chợ Lớn (nay là CTCP PDC), cùng với các cổ đông khác gồm: CTCP Đầu tư và Thương mại Hồng Phát (30%), CTCP Đầu tư Xây dựng Phước Hòa (10%), Phan Ngô Tống Hưng (10%) và Phan Trung Huy (20%).
PDC tham gia dự án đầu tư, xây dựng Hệ thống điện mặt trời mái nhà, quy mô 319,95 kWp, lắp đặt tại nhà máy CTCP TID Miền Nam – Lô C1, Đường số 5, KCN Phúc Long, Xã Long Hiệp, Huyện Bến Lức, Long An.
Lưu ý rằng, cổ đông lớn nhất nắm 40% vốn CTCP TID Miền Nam là CTCP Điện Biên (nhận chuyển nhượng từ TID vào tháng 1/2016). Tìm hiểu của Nhadautu.vn cho thấy, bà Nguyễn Thị Hồng Minh – Chủ tịch HĐQT TID, từng nắm 80% cổ phần Điện Biên, nhưng đã thoái hết vốn vào tháng 10/2016.
Khá thú vị, bởi Điện Biên là bên phối hợp với TID thực hiện dự án căn hộ cao cấp Dolphin Plaza theo hợp đồng hợp tác kinh doanh tháng 10/2016. Ngoài ra, dù không nắm vốn tại Điện Biên, nhưng bà Minh vẫn là Chủ tịch HĐQT công ty.
Nhóm TID Group làm ăn ra sao?
Dù sở hữu nhiều dự án là vậy, nhưng hiệu quả kinh doanh của TID (công ty mẹ) không quá ấn tượng.
Theo đó, doanh thu thuần năm 2019 của TID đạt 407 tỷ, tăng 27,2% so với năm 2018. Nếu tính cả giai đoạn 2017 – 2019, doanh thu thuần công ty tăng trưởng hàng năm 24,5%.
Dù vậy, lãi thuần công ty giai đoạn này lại liên tục suy giảm. Cụ thể, lãi thuần năm 2017 TID là 12 tỷ, nhưng năm 2018 và 2019 chỉ lần lượt còn 3,6 tỷ và 2,4 tỷ đồng. Như vậy, lãi thuần giai đoạn 2017 – 2019 đã giảm 51,6%/năm.
Tương tự, tổng tài sản TID tại ngày 31/12/2019 là 916 tỷ đồng, giảm 26,5% so với số đầu kỳ. Đây cũng là con số thấp nhất của tài sản TID trong 3 năm tài chính trở lại đây. Cấu thành chủ yếu tài sản TID là vốn chủ sở hữu 474 tỷ, chiếm 51,7%.
Tương tự, tình hình tài chính của nhóm công ty liên hệ với TID trong năm 2019 cũng không thực sự nổi bật.
Theo đó, ngoại trừ CTCP Tường Kính TID (lãi 1,7 tỷ) và CTCP Điện Biên (lãi 375 triệu đồng), các pháp nhân còn lại là CTCP Thang máy TID (không có lãi), CTCP PDC (lỗ 3 triệu đồng), CTCP TID Miền Nam (lỗ 16,4 tỷ đồng) đều lỗ thuần hoặc không có lợi nhuận.
Chủ mới dự án 175 Nguyễn Thái Học
Tọa lạc tại số 175 Nguyễn Thái Học, trụ sở Nhà in Tiến Bộ đã hằn sâu trong tiềm thức của người dân Thủ đô như một chứng nhân lịch sử.
Lô đất này ban đầu là Trại giam Nhà Tiền – nơi thực dân Pháp giam cầm hàng nghìn chiến sỹ yêu nước trung kiên. Đến tháng 10/1954 (tức 5 tháng sau chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử), Nhà In Tiến Bộ đã được Uỷ ban Quân quản Thủ đô ưu tiên cho tiếp quản toàn bộ trại giam để cải tạo xây dựng một pháo đài văn hoá.
Vào tháng 6/2019, Công ty TNHH MTV In Tiến Bộ - đơn vị quản lý lô đất số 175 Nguyễn Thái Học, gây chú ý khi công bố đang tích cực triển khai hợp đồng hợp tác kinh doanh tại khu đất. Theo đó, công ty cho biết trong 6 tháng cuối năm 2019 sẽ hoàn thành việc di dời cơ sở, sớm ổn định sản xuất tại địa điểm mới và triển khai đầu tư tại khu đất 175 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội.
Thời điểm này, công ty đang trong giai đoạn nghiên cứu, lựa chọn đối tác đầu tư để thực hiện dự án theo Thông báo Kết luận số 298-TB/TW ngày 4/1/2010 của Ban bí thư Ban Chấp hành TW Đảng và Thông báo số 39-TB/VPTW ngày 3/12/2012 của Văn phòng Ban Chấp hành TW Đảng.
Trước đó, từ năm 2013, In Tiến Bộ đã nghiên cứu, lựa chọn đối tác đầu tư để thực hiện dự án trên lô đất này với tên gọi Tiến Bộ Plaza, theo Thông báo Kết luận số 298-TB/TW ngày 4/1/2010 của Ban Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Thông báo số 39-TB/VPTW ngày 3/12/2012 của Văn phòng Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Tháng 7/2019, đã có một số thông tin cho biết bên hợp tác với In Tiến Bộ là CTCP TID. Một phần bản tin trên website của TID cũng cho hay, doanh nghiệp là nhà phát triển dự án Tiến Bộ City. Dự án có diện tích 31.648 m2, nằm tại khu đất “vàng” 175 Nguyễn Thái Học.
Đây là tổ hợp công trình hỗn hợp khách sạn 5 sao, khách sạn căn hộ, văn phòng (ngoại trừ diện tích 1.000 m2 văn phòng của In Tiến bộ) và trung tâm thương mại, cây xanh, dịch vụ công cộng thuộc Dự án Tiến Bộ Plaza.
Theo nguồn tin của Nhadautu.vn, In Tiến Bộ và CTCP TID đã ký hợp đồng hợp tác kinh doanh dự án Tiến Bộ Plaza từ tháng 7/2016 và hiện nay, TID chính là đối tác của In Tiến Bộ để thực hiện siêu dự án này.
Với vị trí đắc địa nằm ngay bên Quảng trường Ba Đình và các địa điểm tham quan du lịch nổi tiếng tại Hà Nội như Văn Miếu Quốc Tử Giám, Hồ Tây... lô đất số 175 Nguyễn Thái Học có thể coi là mảnh đất vàng cuối còn sót lại trong lòng Thủ đô.
Không phải những VinGroup, SunGroup hay BRG, mà TID Group mới là cái tên được "chọn mặt gửi vàng" ở dự án Tiến Bộ Plaza không khỏi thu hút sự chú ý của công luận về doanh nghiệp này.
Tiềm lực của CTCP TID
Tháng 11/1995, doanh nhân Nguyễn Thị Hồng Minh (SN 1962) đã cùng các cộng sự thành lập Công ty TNHH Thương mại và Phát triển công nghiệp TID, tiền thân của CTCP TID ngày nay.
Sau hơn 2 thập niên hình thành và phát triển, vốn điều lệ TID tính đến hết ngày 31/12/2019 đạt 295 tỷ đồng. Hiện, 2 cổ đông sáng lập công ty là ông Nguyễn Quốc Hùng và Nguyễn Quang Hân đã chuyển nhượng toàn bộ vốn góp. Trong khi đó, 2 cổ đông còn lại là Hoàng Hải Yến sở hữu 4,5% và Nguyễn Thị Hồng Minh nắm 10%. Tỷ lệ sở hữu 10% không hẳn đã thể hiện đúng vị thế của bà Hồng Minh, biết rằng vị này còn đảm trách luôn vai trò Chủ tịch HĐQT, trong khi Tổng giám đốc là ông Nguyễn Quang Hân (SN 1962).
Trước khi bén duyên với lĩnh vực bất động sản, TID nổi danh với mảng kinh doanh sản xuất nhôm, kính và xây lắp kính. Thành lập vào năm 1995 (như đã đề cập), TID gây ấn tượng khi chỉ mất 1 năm để là một trong các đơn vị đầu tiên sử dụng kính cường lực, nhập dây chuyền về để sản xuất (1996). Sau đó, TID là đơn vị tiên phong sử dụng nhôm sơn tĩnh điện – Mayfair (1997), sử dụng kính phản quang (1997) và công ty đầu tiên sản xuất, áp dụng kính laminate, kin dán an toàn (2004),…
Với năng lực sản xuất như vậy, không ngạc nhiên khi TID tham gia nhiều công trình hiện đại làm nên bộ mặt Thủ đô như: Trung tâm xổ số kiến thiết 37 Hàng Bài (1997), Nhà hát lớn Hà Nội (1998), Tòa nhà PVN – Trụ sở tập đoàn Dầu khí Việt Nam (năm 2009), Bảo tàng Hà Nội (2010), Tòa nhà văn phòng Vinaconex (2010),….
Vào năm 2011, mảng kinh doanh sản xuất nhôm, kính và xây lắp kính công ty đã tách ra hoạt động riêng với pháp nhân là CTCP TID Facade. Tính đến hết ngày 1/12/2016, cơ cấu cổ đông TID Facade gồm: CTCP TID (40%), Nguyễn Thị Hồng Minh (32,342%), Bùi Phú Phong (14,992%), Nguyễn Quốc Hùng (4%).
Dựa trên nền tảng được tạo dựng từ TID, TID Facade tiếp tục là tên tuổi nổi bật khi tham gia công trình tòa nhà Quốc Hội (năm 2014) và có nhiều hợp tác kinh doanh với một số doanh nghiệp lớn như: CTCP Xây Dựng Phục Hưng Holdings (2015), Công ty TNHH tập đoàn MIK Group Việt Nam (năm 2016), CTCP Đầu tư Thương mại Richyland Việt Nam (2017), Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (2017)…
Không chỉ TID Facade, TID còn sở hữu công ty con là CTCP Kính Glaco, đơn vị sản xuất và cung cấp kính tôi, kính hộp, kính cản nhiệt cho ngành xây dựng, và nắm 2 dây chuyển sản xuất đồng bộ, nhà xưởng có tổng diện tích 1,3 ha tại khu công nghiệp Quế Võ, Bắc Ninh (đã đề cập ở trên). Ngoài ra, TID còn nắm CTCP Thang máy TID - đơn vị chuyên cung cấp, lắp đặt và bảo trì thang máy, thang cuốn, hệ thống đỗ xe tự động,….
Đến năm 2015, TID bắt đầu Nam tiến, xây dựng nhà máy tại Long An. Ngoài ra, TID còn sở hữu nhà máy tại Lô C7/2 KCN Quế Võ 1, huyện Quế Võ, Bắc Ninh.
Sau những thành công trong lĩnh vực truyền thống, TID bắt đầu lấn sân mảng bất động sản với sản phẩm đầu tay là TID Centre tại số 4 Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội (2010). Dự án được xây dựng trên tổng diện tích đất 700 m2, diện tích xây dựng 550 m2, gồm 17 tầng nổi và 1 tầng hầm để xe.
Hay đáng chú ý hơn, đó là dự án Tổ hợp căn hộ cao cấp Dolphin Plaza (số 28 Trần Bình, Hà Nội), hoàn thành vào năm 2012. Được biết, dự án khởi công từ năm 2008 với tổng số vốn đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng, quy mô gồm 4 tòa tháp cao 28 tầng.
TID tính đến tháng 5/2016 góp 30% vốn vào CTCP Đầu tư Xây dựng Phước Hòa Chợ Lớn (nay là CTCP PDC), cùng với các cổ đông khác gồm: CTCP Đầu tư và Thương mại Hồng Phát (30%), CTCP Đầu tư Xây dựng Phước Hòa (10%), Phan Ngô Tống Hưng (10%) và Phan Trung Huy (20%).
PDC tham gia dự án đầu tư, xây dựng Hệ thống điện mặt trời mái nhà, quy mô 319,95 kWp, lắp đặt tại nhà máy CTCP TID Miền Nam – Lô C1, Đường số 5, KCN Phúc Long, Xã Long Hiệp, Huyện Bến Lức, Long An.
Lưu ý rằng, cổ đông lớn nhất nắm 40% vốn CTCP TID Miền Nam là CTCP Điện Biên (nhận chuyển nhượng từ TID vào tháng 1/2016). Tìm hiểu của Nhadautu.vn cho thấy, bà Nguyễn Thị Hồng Minh – Chủ tịch HĐQT TID, từng nắm 80% cổ phần Điện Biên, nhưng đã thoái hết vốn vào tháng 10/2016.
Khá thú vị, bởi Điện Biên là bên phối hợp với TID thực hiện dự án căn hộ cao cấp Dolphin Plaza theo hợp đồng hợp tác kinh doanh tháng 10/2016. Ngoài ra, dù không nắm vốn tại Điện Biên, nhưng bà Minh vẫn là Chủ tịch HĐQT công ty.
Nhóm TID Group làm ăn ra sao?
Dù sở hữu nhiều dự án là vậy, nhưng hiệu quả kinh doanh của TID (công ty mẹ) không quá ấn tượng.
Theo đó, doanh thu thuần năm 2019 của TID đạt 407 tỷ, tăng 27,2% so với năm 2018. Nếu tính cả giai đoạn 2017 – 2019, doanh thu thuần công ty tăng trưởng hàng năm 24,5%.
Dù vậy, lãi thuần công ty giai đoạn này lại liên tục suy giảm. Cụ thể, lãi thuần năm 2017 TID là 12 tỷ, nhưng năm 2018 và 2019 chỉ lần lượt còn 3,6 tỷ và 2,4 tỷ đồng. Như vậy, lãi thuần giai đoạn 2017 – 2019 đã giảm 51,6%/năm.
Tương tự, tổng tài sản TID tại ngày 31/12/2019 là 916 tỷ đồng, giảm 26,5% so với số đầu kỳ. Đây cũng là con số thấp nhất của tài sản TID trong 3 năm tài chính trở lại đây. Cấu thành chủ yếu tài sản TID là vốn chủ sở hữu 474 tỷ, chiếm 51,7%.
Tương tự, tình hình tài chính của nhóm công ty liên hệ với TID trong năm 2019 cũng không thực sự nổi bật.
Theo đó, ngoại trừ CTCP Tường Kính TID (lãi 1,7 tỷ) và CTCP Điện Biên (lãi 375 triệu đồng), các pháp nhân còn lại là CTCP Thang máy TID (không có lãi), CTCP PDC (lỗ 3 triệu đồng), CTCP TID Miền Nam (lỗ 16,4 tỷ đồng) đều lỗ thuần hoặc không có lợi nhuận.