NHNN
Thế kẹt liên thị trường
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp khựng lại, thị trường cổ phiếu lao dốc, áp lực cung ứng vốn cho nền kinh tế bị “đổ lên đầu” ngành ngân hàng trong bối cảnh rủi ro lạm phát ngày càng tăng.z
Vì sao ngân hàng cần duy trì cơ chế 'room tín dụng'?
Giới hạn tăng trưởng tín dụng (room tín dụng) năm 2022 là 14% nhưng đây không phải là con số cứng mà có thể điều hành linh hoạt. Đây là công cụ quan trọng hướng tới đa mục tiêu, bảo đảm tăng trưởng nhưng không 'quá nóng' gây sức ép lạm phát, đồng thời, kiểm soát chặt hơn chất lượng các khoản vay.
Tình hình cho vay bất động sản tại các ngân hàng
Techcombank và VPBank là hai ngân hàng có dư nợ cho vay kinh doanh bất động sản dẫn đầu trong số các đơn vị công bố số liệu tại BCTC quý I.
Việt Nam đang nghiên cứu quy định về tiền ảo, tiền kỹ thuật số
Trả lời chất vấn trước Quốc hội chiều 8/6, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết cơ quan chức năng đang nghiên cứu và sẽ bổ sung quy định về một số đồng tiền mới.
Nguy cơ nợ xấu “phình to”: Để tắc nghẽn sẽ ảnh hưởng tới vĩ mô
Nợ xấu có thể tiếp tục “phình to” trong thời gian tới trong khi Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu sắp hết hạn. Do đó, nhiều ý kiến đồng tình với đề xuất của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về việc kéo dài hiệu lực Nghị quyết 42 song cần tiếp tục có các giải pháp giảm tỷ lệ nợ xấu đồng thời với việc xây dựng hành lang pháp lý chặt chẽ, hiệu quả.
Dòng tiền nào cho trái phiếu doanh nghiệp?
Số dư của trái phiếu doanh nghiệp đã lên đến 1,4-1,5 triệu tỉ đồng và nhu cầu huy động vốn qua kênh này vẫn còn tiếp tục tăng.Sẽ không có gì đáng nói nếu TPDN chảy vào sản xuất kinh doanh. Thay vào đó, TPDN chủ yếu đổ vào bất động sản. Đất đai không trở thành nội lực cho nền kinh tế. Ngược lại nó biến ước mơ có một mái ấm trên đầu của đa số người dân ngày một xa dần so với giá cả địa ốc thực tế và thu nhập làm công ăn lương thuần túy.
Tăng trưởng tín dụng quý I/2022 tăng cao gấp 4 lần cùng kỳ, sắp nới thêm room?
Phó thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho hay, tín dụng quý I/2022 tăng 5,04% - mức tăng có thể nói so với mấy năm vừa qua và tăng gấp 4 lần mức tăng quý I/2021 (tăng 1,26%).
Ngân hàng 'gồng' nợ xấu vì Covid-19 ra sao?
Trong bối cảnh chất lượng các khoản vay tái cấu trúc vì Covid-19 vẫn còn gây tranh cãi, các ngân hàng không chỉ tăng cường thu hồi nợ mà còn đẩy mạnh xây dựng 'bộ đệm' dự phòng ngày càng lớn hơn.
Hơn 78.000 tỷ đồng được hệ thống ngân hàng bơm ra nền kinh tế chỉ trong 1 tuần
Ngân hàng Nhà nước vừa cập nhật số liệu mới nhất về tăng trưởng tín dụng.
NHNN bơm hơn 10.000 tỷ đồng vào các ngân hàng trong một tuần
Giao dịch bơm tiền này của NHNN tập trung chủ yếu vào ngày cuối cùng của năm 2021 với số dư 9.980 tỷ đồng, mức bơm ròng mạnh nhất trong 6 tháng trở lại đây.
Đảo chiều chính sách tiền tệ: Nỗi sợ hãi có bị thổi phồng?
Tuyên bố của Fed và động thái của BOE đã gây ra sự lo ngại rằng một khi các ngân hàng trung ương lớn nhất thế giới thắt chặt chính sách tiền tệ, các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển sẽ bị ảnh hưởng theo và có thể đối mặt với những bất ổn.
NHNN sẽ sớm đề xuất cơ chế, chính sách về tiền kỹ thuật số quốc gia
Đó là một trong những nhiệm vụ ưu tiên mà NHNN đề cập trong kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025.
'Ôm' lượng trái phiếu lớn, ngân hàng trước nỗi lo ập đến
Với vai trò là người mua chính trên thị trường, các ngân hàng thương mại đang 'ôm' khối lượng lớn trái phiếu DN, trong đó chủ yếu là của DN bất động sản. Trước tình hình này, Ngân hàng Nhà nước phải ban hành quy định mới để siết chặt.
Thống đốc NHNN: Năm 2022, rủi ro lạm phát phải đối mặt với áp lực lớn
Thống đốc cho biết với độ mở lớn của nền kinh tế, kim ngạch xuất nhập khẩu/GDP là 200% nên Việt Nam cũng phải chịu áp lực rủi ro của lạm phát nhập khẩu.
Lãi suất tiền gửi khó giảm thêm
Đây là chia sẻ của Phó thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú về đề xuất giảm thêm lãi suất tiền gửi để tạo dư địa giảm lãi suất cho vay trong thời gian tới.
Ngân hàng Nhà nước sẽ công khai việc thực hiện cam kết giảm lãi suất hỗ trợ người dân của từng ngân hàng
NHNN cũng sẽ tăng cường giám sát việc thực hiện cam kết của toàn hệ thống ngân hàng thương mại và từng chi nhánh ngân hàng. Trên cơ sở kết quả giám sát việc thực hiện giảm lãi suất và phí này, NHNN sẽ xem xét và có chính sách khuyến khích hoặc hạn chế một số nội dung trong hoạt động tín dụng của ngân hàng trong năm 2022.
NHNN sẽ điều hành chính sách tiền tệ ra sao nửa cuối năm?
NHNN nhấn mạnh sẽ tiếp tục kiểm soát chặt tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, quản lý rủi ro đối với cho vay phục vụ đời sống, tín dụng tiêu dùng.