Đánh thuế nhà, tài sản để dành của dân giàu
Theo nhiều nguồn tin được biết, mới đây, động thái mới từ Bộ Tài chính, Bộ Tài chính muốn các bộ ngành, địa phương đánh giá sự cần thiết của thuế nhà, thuế tài sản.
Cụ thể, trong đề cương tổng kết các chính sách thu với bất động sản để làm cơ sở sửa Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp và Thuế sử dụng đất nông nghiệp, Bộ Tài chính đề nghị các bộ ngành, địa phương đánh giá chính sách thu hiện hành liên quan đến bất động sản bao gồm:
Các khoản thu khi xác lập quyền sở hữu, quyền sử dụng và thu khi đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản (bao gồm Tiền sử dụng đất; Tiền thuê đất; Tiền bán nhà thuộc sở hữu nhà nước; Lệ phí trước bạ); Các khoản thu trong quá trình sử dụng tài sản (bao gồm Thuế sử dụng đất nông nghiệp, Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp)...
Nội dung đánh giá bao gồm các kết quả đạt được trong thời gian có hiệu lực thi hành của các chính sách trên tính đến năm 2022 so với mục tiêu, yêu cầu đặt ra khi xây dựng (như hoàn thiện hành lang pháp lý trong quản lý, sử dụng đất đai đã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, ổn định thị trường bất động sản, tăng thu ngân sách cho nhà nước...), bao gồm cả số liệu tổng quát thực tế.
Bộ Tài chính cũng muốn các bộ ngành, địa phương nêu rõ vướng mắc phát sinh (nếu có) và nguyên nhân; kinh nghiệm quốc tế trong việc xử lý vấn đề này.
Cùng với đó, đề xuất sửa đổi nội dung cụ thể tại Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp và thuế sử dụng đất phi nông nghiệp cũng như bổ sung nội dung mới cần quy định tại Luật (bao gồm nội dung để xuất có gộp Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp và Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp hay không, bổ sung đánh thuế đối với nhà, nghiên cứu xây dựng luật thuế tài sản hay bất động sản (nếu có).
Bộ Tài chính đề nghị: "Đánh giá tác động của nội dung đề xuất sửa đổi đối với kinh tế xã hội, doanh nghiệp, người dân, ngân sách nhà nước (nếu có)"
Tháng 4/2018, Bộ Tài chính từng đưa ra đề nghị xây dựng Luật Thuế tài sản. Theo đó, Bộ này dự kiến đánh thuế đối với nhà, đất ở, tàu bay, du thuyền, ô tô có giá trị 1,5 tỷ đồng trở lên.
Cụ thể, với nhà ở, Bộ Tài chính xây dựng hai phương án đánh thuế: một là đối với nhà ở có giá trị từ 700 triệu đồng trở lên; hai là nhà ở có giá trị 1 tỷ đồng trở lên.
Tuy nhiên, trước sự phản ứng của dư luận, kế hoạch này đã tạm dừng lại. Gần đây, khi thị trường bất động sản sốt đất khắp nơi, những ý tưởng về đánh thuế tài sản, chống đầu cơ lại được chú ý
Đánh thuế tài sản, nhất là đánh thuế ngôi nhà thứ 2
Cũng vừa mới đây, theo thông tin chúng tôi được biết nội dung đang được bàn tán trên mạng xã hội như sau:
“Dân tình có vẻ đang sợ vụ đánh thuế tài sản, nhất là đánh thuế ngôi nhà thứ 2”
Có vẻ như lần này Chính phủ có ý nghiêm túc với dự kiến này hơn, đã có chỉ đạo hẳn hoi cho các ngành: Tài chính, Thuế...nghiên cứu.
Nhưng mà nghe ad này, cứ bình tĩnh. Đó chỉ mới là yêu cầu xem xét nghiên cứu thôi chứ còn ra được một luật chính thức, đó còn là một chặng đường dài. Ít nhất Ad tin cũng phải mất 2 năm nữa.
Thứ nhất là theo quy trình, theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, và theo Luật Tổ chức quốc hội, một luật, bộ luật để ban hành phải theo các bước sau:
-Khảo sát, lấy kiến các cơ quan, ban ngành liên quan, lấy ý kiến các đối tượng tác động - > h thảo, h nghị các loại xong mới về ra cái dự thảo luật lần 1. Rồi lại gửi đi lấy ý kiến các bộ, các địa phương một chặp nữa... Xong chỉnh lý lại, đưa ra phiên họp Chính phủ lần 1, lần 2, tranh cãi, phản biện tung tóe, rồi ban soạn thảo lại họp lại, chỉnh lý... cứ thế đến dự thảo 3, dự thảo 4.
-Sau đó Chính phủ ok rồi thì giao cho 1 Bộ thừa ủy quyền TTg trình ra Ủy ban Thường vụ Quốc hội mấy lần họp, mỗi lần họp cách nhau 1-2 tháng, chốt lại bản cuối cùng rồi mới đưa ra Kỳ họp đầu của Quốc hội cho ý kiến, nếu nhanh, thống nhất sớm có thể thông qua ngay, còn nếu không lại để đến kỳ thứ 2 mới thông qua, và thường là đến kỳ thứ 2.
Tuy nhiên để 1 dự luật được xây dựng nó còn phải được đưa vào chương trình xây dựng luật và pháp lệnh hàng năm của Quốc hội (Cái này luật quy định hẳn hoi và khá nghiêm ngặt). Mà cái dự tính x dựng luật đánh thuế tài sản này nó đã không được đưa vào Ch trình đó năm 2022 thì ít nhất phải năm 2023 mới bắt đầu làm theo cả quy trình trên. Thế thì ít nhất năm 2024 mới có luật, nếu như dự luật chỉn chu và cơ bản ít có ý kiến phản đối.
Thứ hai, khổ nỗi là dự án này lại đụng chạm đến lợi ích rất nhiều người, nhất là của chính những người sẽ cho ý kiến và biểu quyết, đặc biệt là vợ, con các đồng chí ấy. Cho nên cầm chắc là nó không dễ được bỏ phiếu thuận. Vì có nhiều bác, nếu thông qua, chẳng khác gì đồng ý với một đạo luận làm các bác ý phải đau đầu lo đối phó bán bớt tài sản để tránh thuế , nếu không vợ, con các bác ý cũng chửi cho bằng chết.
Cho nên, ai đang sợ cái luật đó thì cũng sợ vừa thôi. Cái này cũng bàn lâu lắm rồi mà có ra được đâu. Năm ngoái, bác Chủ tịch Quốc hội bảo thử thí điểm thu thuế tài sản ở... Hà Tĩnh thôi cũng khiến bn người cười bò ra vì đơn giản, sao bác không đề xuất thí điểm ngay ở Nghệ An, quê bác đi?
Nếu sợ thì nên sợ cái đang diễn ra này - cuộc chiến Ukraine- Nga, nó đang khiến giá vàng, lạm phát ở VN cũng dần tăng cao theo, rồi lại cuốn thị trường BĐS vào một cơn lốc mới, để theo nó, vô cùng mệt mỏi.
Cần thận trọng
Dù có nhiều ý kiến đồng thuận nhưng cũng có nhiều ý kiến kêu gọi thận trọng khi đánh thuế vì có thể tác động tiêu cực đến thị trường.
Lãnh đạo một công ty địa ốc tại Hà Nội cho biết, trước khi tính đến việc đánh thuế tài sản, cơ quan quản lý nhà nước nên cân nhắc điều chỉnh đúng đối tượng và trúng mục tiêu, đảm bảo đánh thuế công bằng.
Thuế là công cụ giúp thị trường ổn định, phát triển tốt hơn nên cần xây dựng lộ trình tiếp cận từng bước, không nên tạo cú sốc đột ngột khiến thị trường triệt tiêu cơ hội phát triển. Thuế tài sản hướng đến mục tiêu chống đầu cơ nhưng không nên kìm hãm hoạt động đầu tư phát triển vì thị trường địa ốc nóng (sốt) hay chuyển lạnh (đóng băng) sẽ ảnh hưởng dắt dây theo hàng chục ngành nghề liên quan.